Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa hiệu quả nhất
03:25PM - Thứ Ba | 28-11-2023
8.1k

Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh tuy phổ biến nhưng lại có thể gây ra một số nguy hiểm cho bé. Để hạn chế tình trạng này, ba mẹ cần biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa. Tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời, ba mẹ nhé! 

Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh tuy phổ biến nhưng lại có thể gây ra một số nguy hiểm cho bé

Nguyên nhân dễ gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Trước hết, ba mẹ cần biết các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Cụ thể như sau:

. Núm ty có kích thước lớn: Việc sử dụng ti bú có kích thước không phù hợp sẽ dễ khiến trẻ bị sặc sữa. Nếu lỗ tiết sữa của núm ty quá to, sữa sẽ chảy nhanh và mạnh. Trẻ vì vậy có thể nuốt không kịp dẫn đến tình trạng: ho, sặc, ọc sữa; 

. Trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Nhiều ba mẹ thường để cho bé nằm khi bú bình để bé vừa ty vừa ngủ. Song, thói quen này rất có thể khiến bé bị sặc sữa. Bởi, trong lúc sữa vẫn chảy vào miệng, thì bé lại không hề nuốt. Nếu thở mạnh, bé sẽ vô tình hít sữa lên mũi dẫn đến tình trạng sặc sữa, khó thở;

. Đặt trẻ nằm ngay sau khi bú: Trẻ sơ sinh đang bú hoặc sau khi bú thường dễ chìm vào giấc ngủ. Nhiều ba mẹ thấy vậy thường đặt bé nằm ngủ cố định ở tư thế ngửa đầu. Việc này rất nguy hiểm vì bé mới bú sữa no, khả năng sặc sữa rất cao;

. Nói chuyện trong khi bú: Ba mẹ thường có thói quen vừa cho bé bú vừa nói chuyện. Trẻ có thể vì mải hóng chuyện mà ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Khi thích chí, bé toét miệng cười khiến sữa tràn vào khí quản gây ra tình trạng sặc sữa. 

Việc sử dụng ti bú có kích thước không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa 

Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa

Dù sặc sữa là tinh trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu ba mẹ biết cách cho con bú thì sẽ không mắc phải điều này. Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa như sau: 

. Ba mẹ tuyệt đối không nên để bé vừa bú bình vừa ngủ để hạn chế tình trạng bị sặc sữa như nguyên nhân đã đề cập ở trên;

. Khi cho bé bú, ba mẹ nên ngồi ở nơi yên tĩnh và không cười đùa cùng trẻ để tránh trẻ bị phân tâm, cười gây nên tình trạng sặc sữa;

. Ba mẹ nên cho bé bú ở tư thế đầu cao (bế hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi) và tránh để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, ba mẹ cần lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bé bú;

. Ba mẹ nên chọn bình sữa với núm ty phù hợp để sữa chảy xuống nhẹ nhàng. Ba mẹ có thể tham khảo bình sữa Aga-Ae 60ml được thiết kế dành riêng cho bé mới sinh. Bình sữa Aga-ae 60ml nhỏ gọn không chỉ phù hợp với kích cỡ cơ thể, mà còn có dung tích vừa đủ lượng sữa cho 1 cữ bú của bé. Núm ty đi kèm với bình sữa Aga-ae 60ml là núm size SS, step 1, lỗ tròn 1 tia rất phù hợp với lực bú của các bé sơ sinh. Chưa hết, trên núm ty bình sữa Aga-ae còn thiết kế thêm van thông khí giúp giảm lượng khí đi vào bụng khi bé bú sữa. Nhờ vậy, mẹ có thể an tâm cho bé tự bú bình mà không lo con bị sặc sữa, đầy hơi, nôn trớ,... 

. Khi cho bé bú, ba mẹ hãy nhớ nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú. Bé vì vậy sẽ không phải mút nhiều khiến không khí đi vào trong dạ dày làm xảy ra tình trạng sặc sữa lên mũi hoặc nôn sau khi bú.

. Sau khi cho con bú, ba mẹ nên bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi để hạn chế tình trạng sặc sữa. 

Ba mẹ nên chọn bình sữa với núm ty phù hợp để sữa chảy xuống nhẹ nhàng, không làm trẻ bị sặc sữa 

Mách ba mẹ cách xử trí khi trẻ bú bình bị sặc sữa

Đến đây, hẳn ba mẹ đã nắm được cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên biết cách xử trí tại nhà khi bé bị sặc sữa. Ba mẹ lưu ý rằng, nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định, thì không cần làm các bước tiếp theo. Cụ thể các bước xử lý trẻ bị sặc sữa như sau: 

Bước 1: Để bé ngồi dậy

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, ba mẹ nên cho bé ngồi thẳng để bé ho và phun sữa ra. Trẻ vẫn có thể ho tức là đường thở chỉ bị tắc chút xíu. Sau đó, ba mẹ lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

Bước 2: Hút sữa

Nếu trẻ vẫn khó thở, da trở nên tím tái hơn, ba mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Ba mẹ dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, một cách nhanh và mạnh. Tiếp theo, ba mẹ có thể nhéo trẻ một cái để kích thích trẻ thở ra được. 

Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ

Sau khi thực hiện bước thứ 2 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da vẫn tím tái; ba mẹ hãy dốc ngược bé lên. Ba mẹ đặt bé nằm úp lên cánh tay, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, mỗi lần 5 cái. Sau đó, ba mẹ lật bé trở lại để xem bé đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu đến bước 3 rồi mà bé vẫn không thở bình thường, thì ba mẹ cần thực hiện cách sơ cứu khác. Ba mẹ cần đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở. 

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được ổn định, ba mẹ hãy đồng thời vừa thực hiện lại từ bước 2, 3, 4, vừa đưa bé đi cấp cứu nhé! 

Ba mẹ nên biết cách xử trí tại nhà khi bé bị sặc sữa để đảm bảo an toàn cho con 

Trên đây, Con Cưng đã hướng dẫn ba mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa, đồng thời chia sẻ thêm cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc cho bé bú bình. 

Hiện nay, Con Cưng phân phối nhiều loại bình sữa cho trẻ sơ sinh chính hãng với mức giá hợp lý. Ghé ngay cửa hàng mẹ và bé gần nhất để mua trực tiếp và được nhân viên tư vấn thêm, ba mẹ nhé! Hoặc ba mẹ cũng có thể đặt mua tại nhà bằng cách truy cập website concung.com, App Con Cưng hoặc liên hệ hotline 1800 6609 (miễn phí). Con Cưng luôn sẵn sàng hỗ trợ mẹ và bé! 

Tin Tức Sự Kiện
Close video
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.