Mẹ có biết, ăn dặm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu. Chính vì vậy, ba mẹ cần chuẩn bị thật tốt từ thực đơn cho đến dụng cụ. Và trong bài viết sau, Con Cưng sẽ giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc bé ăn dặm cần chuẩn bị những gì để giai đoạn này diễn ra hiệu quả.
Chuẩn bị thực đơn giàu dinh dưỡng cho bé
Trong ăn dặm, thực đơn là yếu tố quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé yêu. Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ và xây dựng thực đơn ăn dặm của bé sao cho đầy đủ dưỡng chất và đáp ứng đúng với nhu cầu từng giai đoạn.
Mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng và khoa học cho bé (Nguồn: Internet)
Một thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng dành cho bé yêu cần bao gồm 4 nhóm chất sau đây. Mẹ hãy lưu lại để áp dụng nhé!
- Chất bột đường (Carbohydrate):
- Carbohydrate được coi là nguồn dinh dưỡng chính của hệ thống thần kinh trung ương và là nguồn năng lượng quan trọng để các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Carbohydrate còn đóng vai trò là thành phần tạo nên các mô và tế bào, có tác dụng điều hoà và cân bằng hoạt động của cơ thể.
- Những loại thực phẩm chứa hàm lượng Carbohydrate cao mà mẹ nên cân nhắc sử dụng cho bé gồm: bột yến mạch, kiều mạch, gạo, chuối, khoai lang, khoai tây, củ cải đường,...
- Chất đạm (Protein):
- Protein là hoạt chất giúp xây dựng và duy trì cơ bắp cùng các cơ quan tổ chức khác của cơ thể. Đồng thời, protein còn đóng vai trò cung cấp năng lượng, là yếu tố quan trọng để tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật và vận chuyển các dưỡng chất trong cơ thể.
- Có rất nhiều thực phẩm giàu Protein mà mẹ có thể đưa vào thực đơn ăn dặm của bé như: đậu lăng, ức gà, thịt bò nạc, tôm, hạnh nhân, bông cải xanh,...
- Chất béo:
- Chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng, đồng thời hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E,... Đây cũng là thành phần chính giúp tạo ra tế bào và màng tế bào, hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển hệ thần kinh và tế bào não. Không những vậy, chất béo còn là thành phần cấu tạo quan trọng của một số loại hormone như: testosterone, cortisol,...
- Một số nguồn cung cấp chất béo tốt cho sức khỏe của bé yêu mà mẹ nên cân nhắc là: các loại dầu, bơ, thịt, sữa, trứng, các loại hạt có dầu,...
- Vitamin và khoáng chất:
- Vitamin A: Đóng vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch và thị giác của trẻ. Chính vì thế, để bé được khỏe mạnh và có một đôi mắt tinh anh, mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin A vào chế độ dinh dưỡng của bé. Vitamin A có nhiều trong các loại rau, củ, quả nhiều màu sắc như: cà rốt, dưa hấu, khoai lang,...
- Vitamin B: Mẹ có biết, thiếu vitamin B, trẻ có khả năng bị thiếu máu. Do đó, mẹ đừng quên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B cho bé yêu như: ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà, rau xanh, sữa,...
- Vitamin C: Đây là loại vitamin đóng vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp làm lành nhanh chóng những vết thương, vết trầy xước. Để bé yêu không bị thiếu vitamin C, mẹ nên đưa các loại thực phẩm sau vào thực đơn của bé: ổi, cam, dâu tây, cà chua, ớt chuông,...
- Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất nhằm hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Và sữa mẹ chính là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho bé yêu. Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nên cho bé uống khoảng 800 - 900ml sữa mỗi ngày để cơ thể bé được bổ sung thêm vitamin D. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D cho bé yêu bằng cách bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, hàu,... vào khẩu phần ăn dặm của bé.
- Canxi: Dưỡng chất này giúp cho xương và răng bé luôn chắc khỏe. Nếu bé thuộc nhóm tuổi từ 1 - 3 tuổi, thì nhu cầu về canxi mỗi ngày sẽ là 500mg. Canxi có nhiều trong: sữa mẹ, ngũ cốc nguyên hạt, sinh tố, phô mai, sữa chua ít béo, nước ép trái cây,...
Vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé (Ảnh: Internet)
- Sắt: Sắt giúp tổng hợp hemoglobin - một vi chất đóng vai trò vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé yêu thông qua các loại thực phẩm sau: thịt bò, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu, rau xanh đậm, ngũ cốc,...
- Magie: Giúp bé hạn chế bị các vấn đề về tim mạch, đồng thời tạo ra năng lượng cho bé năng động mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu magie mà mẹ nên đưa vào thực đơn ăn dặm của bé như: ngũ cốc nguyên cám, gạo nâu, đậu phụ, hạnh nhân, các loại hạt,...
- Kali: Giúp ổn định các hoạt động bên trong cơ thể, ngoài ra còn hỗ trợ chức năng tim và cơ bắp, đặc biệt là những lúc trẻ vận động nhiều. Các thực phẩm giàu Kali như: chuối, khoai lang, đậu trắng, sữa tách béo và sữa chua ít béo,...
- Kẽm: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus và vi khuẩn có hại; không những vậy còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Mẹ nên đưa các thực phẩm sau vào chế độ ăn dặm để bổ sung kẽm cho bé: thịt gà, đậu, ngũ cốc,...
Đồ dùng cho bé tập ăn dặm
Để trả lời cho câu hỏi “bé ăn dặm cần chuẩn bị những gì” một cách toàn diện nhất, Con Cưng sẽ tiếp tục gợi ý đến mẹ một số đồ dùng tập bé ăn dặm. Với những món đồ này, quá trình cho bé ăn dặm sẽ không còn là thử thách với mẹ nữa!
Thìa muỗng
Ở giai đoạn mới tập ăn dặm, bé yêu cần thời gian để làm quen với thìa, muỗng. Lúc này, mẹ chưa thể cho bé dùng thìa, muỗng cỡ lớn. Thay vào đó, mẹ nên chuẩn bị thìa, muỗng chuyên dùng cho trẻ trong quá trình ăn dặm, chẳng hạn như thìa ăn dặm cao cấp Nuby xanh dương.
Thìa ăn dặm cao cấp Nuby Xanh dương (Nguồn: Con Cưng)
Sản phẩm này có cán thìa được làm từ nhựa PP, phần đầu thìa là chất liệu Silicone siêu bền và thân thiện với trẻ nhỏ. Với thiết kế thông minh, không góc cạnh và có khả năng chống trơn, thìa ăn dặm cao cấp Nuby xanh dương giúp mẹ dễ dàng cầm, nắm và đút thức ăn cho bé yêu mà không cần lo khoang miệng của bé bị tổn thương. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn chu đáo trang bị thêm hộp đựng nhằm giữ cho thìa luôn đảm bảo vệ sinh.
Bát ăn dặm
Có một thực tế “dễ thương" là các bé thường có “sở trường" làm đồ ăn tung toé và đôi khi còn làm rơi bát, đĩa ăn dặm. Do đó, mẹ nên chuẩn bị cho bé yêu các sản phẩm bát ăn dặm có độ bền cao, chống rơi vỡ hiệu quả như chén tập ăn Edison Friends (nhỏ) chẳng hạn.
Mẫu chén tập ăn dặm cho bé này được trang bị vòng silicone chống trượt, tay cầm sát đáy chén nhằm giảm khả năng bị vỡ, nứt khi rơi. Cùng với đó là thành chén cao giúp thức ăn không bị tràn ra ngoài. Đặc biệt, chén còn có hoạ tiết nhiều nhân vật hoạt hình đáng yêu tạo cảm hứng cho bé trong việc ăn uống.
Cốc uống nước
Một chiếc cốc uống nước có nắp đậy sẽ giúp quá trình tập ăn dặm của bé yêu thuận lợi hơn nhiều. Mẹ có thể cân nhắc đến sản phẩm cốc uống nước có nắp đậy cho trẻ em (KBN) mà Con Cưng gợi ý. Cốc cũng được làm từ chất liệu nhựa cao cấp với dung tích 200ml, giúp bé yêu dễ dàng cầm lên, đặt xuống một cách nhẹ nhàng.
Cốc uống nước có nắp đậy cho trẻ em (KBN) (Nguồn: Con Cưng)
Hơn nữa, nhà sản xuất cũng rất tâm lý khi thiết kế phần nắp cốc có thể tháo rời để mẹ thuận tiện hơn mỗi khi vệ sinh cốc. Ngoài ra, nắp cốc cũng có chức năng chống tràn nên mẹ không còn phải lo lắng nước sẽ bị tràn ra ngoài hoặc bụi bẩn xâm nhập vào bên trong nước uống của bé.
Yếm ăn dặm
Trong quá trình tập cho bé yêu ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị trước tinh thần rằng sẽ phải xử lý “bãi chiến trường" sau mỗi bữa ăn. Bởi thức ăn có thể vương vãi trên quần áo của bé hoặc sàn nhà. Vậy nên, việc sắm cho bé một chiếc yếm ăn dặm ConCung Good (Xanh dương) sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa lượng thức ăn bị dính trên áo quần của bé.
Yếm ăn dặm ConCung Good (Xanh dương) được làm từ chất liệu silicone cao cấp, khả năng chịu nhiệt lên tới 100 độ C nên vô cùng bền bỉ theo thời gian. Với mẫu yếm ăn dặm này, mẹ có thể gấp hoặc điều chỉnh kích thước sao cho vừa vặn với vòng cổ của bé một cách dễ dàng.
Ghế tập ăn
Bé từ 4 - 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tự kiểm soát được phần đầu và cổ, nên mẹ có thể cho bé dùng ghế tập ăn dặm. Với chiếc ghế ngồi ăn chân thấp ConCung Good (hồng), bé sẽ thoải mái thưởng thức các món ăn mà mẹ dày công vào bếp chuẩn bị.
Ghế ngồi ăn chân thấp ConCung Good (hồng) (Nguồn: Con Cưng)
Chiếc ghế tập cho bé yêu ăn dặm này còn được thiết kế gấp gọn linh hoạt. Màu sắc và hình dáng của ghế cũng rất dễ thương, từ đó tạo cho bé yêu cảm giác thích thú và ăn ngoan hơn.
Để mua các sản phẩm trên nhằm phục vụ quá trình tập cho bé yêu ăn dặm, mẹ có thể tìm đến hệ thống chuỗi siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng. Với hơn 700 cửa hàng trải dài hơn 40 tỉnh thành trên cả nước, mẹ chỉ cần “ra ngõ đã có Con Cưng" và đến nhanh được với shop mẹ và bé gần đây thuộc hệ thống. Trong trường hợp không thể đến trực tiếp cửa hàng, mẹ hãy truy cập website www.concung.com hoặc sử dụng App Con Cưng để mua sắm online thuận tiện.
Vừa rồi Con Cưng đã chia sẻ những thông tin giúp mẹ trả lời câu hỏi “bé ăn dặm cần chuẩn bị những gì”. Hy vọng lượng kiến thức này sẽ có ích với mẹ trong thực tiễn. Tuy nhiên, vì toàn bộ thông tin chỉ mang tính tham khảo, vì thế mẹ nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!