Hầu hết các trường hợp suy dinh dưỡng xảy ra trong giai đoạn trẻ 2- 5 tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ thường gây chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Mẹ hãy cùng Con Cưng đi tìm giải pháp giúp cải thiện tình trạng này cho bé qua bài viết sau, mẹ nhé!
Suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 2 - 5 tuổi là tình trạng trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là protein, vitamin và các khoáng chất quan trọng. Hậu quả dẫn đến sự suy giảm hoạt động của các cơ quan, giảm khả năng phát triển trí tuệ. Bệnh suy dinh dưỡng thương xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, vì đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao và rất nhạy cảm với bệnh tật. Trong bài viết này, Con Cưng sẽ mách mẹ mẹ chọn ra những loại thực phẩm cho trẻ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng, giúp bé nhà mình khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân và hậu quả khiến trẻ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân
Trẻ biếng ăn dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng
Do chế độ ăn uống: Chủ yếu do mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, cai sữa cho trẻ sớm dưới 12 tháng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với lứa tuổi cũng có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng.
Nhiễm khuẩn: Sau những đợt trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn như: sởi, viêm phổi, tiêu chảy,… nếu mẹ không biết cách chăm sóc, thì bé cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Các nguyên nhân khách quan khác:
- Trẻ lúc mới sinh nhẹ hơn 2500g.
- Trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.
- Mẹ không có sữa hoặc mất sữa.
- Mẹ có chiều cao thấp hơn so với chiều cao trung bình (< 153cm).
- Điều kiện sinh sống chật chội thiếu ánh sáng.
Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ
Bệnh gây ra những hậu quả nặng nề, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về não bộ ở trẻ
Trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng có thể bị suy giảm sức khỏe, dễ mắc bệnh, giảm khả năng đề kháng hơn so với trẻ phát triển bình thường.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn làm giảm khả năng tiếp thu học tập và khả năng vận động ở trẻ. Chưa kể, đây cũng là tiền đề khiến bé có nguy cơ mắc các bệnh khi trưởng thành như: đái tháo đường, ung thư,...
Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào?
Ăn uống khoa học: Cần cho trẻ ăn chín, uống sôi. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm để có thể phòng ngừa một số tình trạng như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,... Đặc biệt, mẹ cần chú ý đến các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ, tất cả đều phải bảo đảm vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Tắm rửa cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch. Mẹ cũng nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, tránh gió (vào mùa đông, khi tắm gội...) để có thể tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, mẹ nên nhớ quần áo mặc cho trẻ cần phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Mẹ hãy tập cho trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh sâu răng và viêm lợi. Mẹ cần tạo thói quen cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Để phòng tránh các bệnh giun sán, mẹ không nên để trẻ mút tay, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng.
Vệ sinh không gian xung quanh trẻ: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đồ chơi của trẻ cần khô ráo. Để rác thải xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu vào thức ăn, đồ uống và các đồ chơi của bé.
Chăm sóc tâm lý: Mẹ hãy luôn thể thể hiện tình cảm qua việc âu yếm, vỗ về, yêu thương trẻ, khích lệ, nói những lời yêu thương... Đây là cơ sở tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh có những cử chỉ lời nói thô bạo trước mặt trẻ.
Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Mẹ cần tìm hiểu cách xử lý ban đầu tại nhà khi bé bị bệnh, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.
Trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng nên được cho ăn nhiều bữa trong ngày, cần cung cấp năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn so với trẻ bình thường. Trong đó, việc được cung cấp đầy đủ hàm lượng protein là vô cùng quan trọng nhằm giúp phát triển chiều cao. Đây là thành phần chính tạo nên tế bào, hormone và hệ thống miễn dịch, ngoài ra còn giúp cung cấp năng lượng.
Một số loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Bên cạnh đó, chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin như A, E, D, K. Chất béo chứa nhiều trong mỡ động vật và các loại dầu thực vật.
Sắt có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu. Thực phẩm giàu chất sắt có nguồn gốc động vật như: thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà,...
Canxi là khoáng chất rất cần cho quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nguồn thực phẩm cung cấp canxi bao gồm: sữa, phomat, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, đậu tương, hải sản, cá, tôm...
Vitamin D có trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các thực phẩm có chứa vitamin D gồm một số loại dầu gan cá, sữa, ngũ cốc và bột yến mạch. Mẹ có thể tham khảo các loại sữa như Sữa Nan Optipro, Thực phẩm bổ sung Sữa chua uống dinh dưỡng Nestle Yogu,...luôn có tại hệ thống siêu thị Con Cưng. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tăng cường vận động ngoài trời để hấp thụ vitamin D tự nhiên. Ánh nắng buổi sáng giúp tổng hợp vitamin D rất tốt.
Trẻ 2-5 tuổi bị suy dinh dưỡng có ảnh hưởng tới lớn sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, tìm hiểu và thiết lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng là cách tốt nhất cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Để mua các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, mẹ có thể tìm đến chuỗi hệ thống siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng - hiện đang có mặt ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. Mẹ cũng có thể dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com để đặt mua online một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất nhé!