Ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên ăn dặm khi nào thì mới đúng thời điểm? Ăn dặm thế nào mới đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật về cẩm nang ăn dặm đúng cách cho bé do Con Cưng tổng hợp được. Mẹ tham khảo ngay để chăm sóc bé được tốt nhất nhé.
Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ chỉ nên ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa và đường ruột của con phát triển tương đối hoàn thiện để có thể hấp thụ những loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ.
Nhiều tài liệu cẩm nang ăn dặm đúng cách cho bé đã chỉ ra rằng, bên cạnh việc tự nghiên cứu thời gian, mẹ cũng nên để ý đến các dấu hiệu cho thấy bé yêu nhà mình đã sẵn sàng trải nghiệm loại thức ăn mới. Những dấu hiệu này có thể kể đến như:
- Bé thường xuyên đói, đòi bú mẹ mặc dù mới bú không lâu hoặc đã bú đủ lượng sữa trong ngày.
- Khi thấy ba mẹ, người lớn đang ăn, bé có động tác bắt chước nhai tóp tép, đùn lưỡi.
- Bé thường xuyên tỉnh giấc và đòi ăn đêm nhiều hơn.
- Bé có cảm giác với muỗng. Đây là một cách khá dễ dàng để xem bé nhà mình đã muốn ăn dặm chưa. Mẹ chỉ cần đưa muỗng lại gần miệng bé, nếu bé không đẩy ra mà còn thích thú thì chứng tỏ bé muốn ăn dặm rồi đấy.
- Bé có thể tự ngồi vững và tự kiểm soát được đầu và cổ của mình.
Nếu mẹ thấy các dấu hiệu trên, chắc chắn là con đang “bật đèn xanh” cho mẹ để con được ăn dặm rồi mẹ nhé!
Mẹ ơi, con muốn ăn dặm rồi! (Nguồn: Internet)
Cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn
Trong những tháng đầu đời trước khi ăn dặm, các con đã quá quen với vị sữa mẹ và các loại sữa ngoài. Vì vậy, mẹ nên dành thời gian cho bộ tiêu hóa của các con thích nghi từ từ với các món ăn dặm có vị ngọt trước. Sau đó dần dần mẹ mới chuyển sang các món có cá, trứng, thịt,... để bổ sung dinh dưỡng.
Hãy giúp con cân bằng vị giác tốt nhất nhé các mẹ! (Nguồn: Internet)
Để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày
Thông thường, các con sẽ mất khoảng 3-5 ngày để làm quen với thức ăn hoặc có thể lâu hơn. Mẹ cũng nên kiên nhẫn chờ đợi, vì đây cũng là cách để phát hiện bé yêu dị ứng với loại thức ăn nào. Sau giai đoạn này, mẹ có thể tùy ý kết hợp các loại thực phẩm để mang đến cho con bữa ăn phong phú và giàu dinh dưỡng hơn.
Ăn từ ít đến nhiều
Mong muốn con yêu của mình có thể ăn thật nhiều để phát triển khỏe mạnh là hy vọng của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, mẹ phải bình tĩnh và tập cho các con một thói quen ăn khoa học.
Ăn từ ít đến nhiều sẽ giúp hệ tiêu hóa còn yếu của con có thời gian thích nghi với lượng thức ăn mà cơ thể nạp vào. Mới đầu, mẹ hãy thử với 2 muỗng bột loãng, kế đến là ⅓ chén rồi nửa chén,... Cách ăn này vừa giúp hệ tiêu hóa của con dễ thở hơn, vừa đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cho con.
Cân đối 4 nhóm thực phẩm
Việc cân bằng hàm lượng dinh dưỡng là yêu cầu quan trọng trong các bữa ăn của con. Vì chỉ khi cân bằng các chất, cơ thể con mới phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Trong đó, 4 nhóm thực phẩm quan trọng mà mẹ cần lưu ý là:
- Nhóm đường và tinh bột (gạo, yến mạch, khoai,...) cung cấp năng lượng cơ bản trong ngày cho các con.
- Nhóm chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ thể của bé. Mẹ cần phải hết sức lưu ý không cho con ăn quá nhiều đạm vì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của con; bên cạnh đó còn phải kết hợp cả đạm động vật (cá, thịt,...) và thực vật (đậu, lạc, đỗ,...).
- Nhóm chất béo không chỉ cung cấp năng lượng, mà con giúp cơ thể hòa tan được các loại vitamin A, D, E, K, cũng như làm tăng khả năng hấp thu.
- Nhóm trái cây và rau củ cung cấp chất khoáng, chất xơ, vitamin để tăng sức đề kháng, cũng như hệ miễn dịch cho các con.
Các nhóm thực phẩm nên được kết hợp hài hòa. (Nguồn: Internet)
Không nên nêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ
Thêm một lưu ý khác trong các tài liệu về cẩm nang ăn dặm đúng cách cho bé nữa đó chính là việc gia vị. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, các gia vị như mắm, muối không nên thêm vào trong món ăn. Điều này sẽ khiến tuyến thận cũng như vị giác của con hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Do đó, ba mẹ đừng vì mục đích kích thích vị giác cho con mà nêm những gia vị này nữa nhé.
Món ăn dặm của con không nên có quá nhiều gia vị nhé các mẹ! (Nguồn: Internet)
Dụng cụ hỗ trợ mẹ trong giai đoạn cho bé ăn dặm
Để quá trình ăn dặm diễn ra thuận lợi nhất, mẹ không những cần chuẩn bị tốt về khâu thực phẩm và dinh dưỡng mà còn nên tận dụng những dụng cụ tập ăn để giúp việc ăn dặm của con được tốt hơn. Dưới đây là những dụng cụ tập ăn mà Con Cưng nghĩ mẹ sẽ rất cần:
- Đũa tập ăn Edison Pororo (tay phải)
- Yếm ăn dặm ConCung Good (Hồng)
- Máy hâm sữa và thức ăn cho bé Tommee Tippee Easi-Warm
Con Cưng - cùng mẹ và con yêu lớn lên khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
Bên cạnh việc giúp mẹ hiểu thêm về các cách chăm sóc con, Con Cưng còn xây dựng hơn 600 cửa hàng có mặt ở hơn 40 tỉnh thành. Hệ thống cửa hàng Con Cưng là chuỗi siêu thị chuyên kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Ba mẹ có thể truy cập website www.concung.com hoặc sử dụng App Con Cưng để mua sắm online một cách nhanh chóng và tiện lợi, cũng như cập nhật nhiều kiến thức và mẹo hay giúp chăm sóc mẹ bầu và em bé nhé!
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm bổ ích mà Con Cưng muốn gửi đến các mẹ đang đi tìm cẩm nang ăn dặm đúng cách cho bé. Đây đều là những thông tin mang tính chất tham khảo, để có thêm nhiều hướng dẫn cụ thể, ba mẹ có thể tham khảo ở các chuyên gia dinh dưỡng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ bầu chăm sóc cho bé yêu nhà mình tốt hơn, khỏe mạnh hơn.