Những lầm tưởng khi lên thực đơn cho trẻ từ 2 - 5 tuổi
03:58PM - Thứ Hai | 13-09-2021
1.1k

Thực đơn cho trẻ 2 - 5 tuổi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Không ít phụ huynh đã mắc chung một số lỗi lớn trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 2 - 5 tuổi. Con Cưng đã tổng hợp các lỗi này trong bài viết sau. Mẹ đọc để có thể chủ động tránh nhé! 

Các nhóm dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ 2-5 tuổi 

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi

Canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng nhất trong quá trình phát triển của hệ xương. Canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Nguồn canxi tốt nhất đến từ các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua ít béo, nước ép, phô mai,...  

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hấp thụ canxi, đồng thời giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Sữa Vinamilk Optimum Gold một trong số các nguồn cung cấp nhiều vitamin D cho trẻ. Trẻ em từ 2 tuổi nên uống 300-500ml sữa mỗi ngày hoặc nhận vitamin D từ các nguồn khác.

Chất xơ

Chất xơ cũng rất cần thiết đối với cơ thể của trẻ. Mẹ nên cho trẻ làm quen với hương vị của các loại thực phẩm dạng sợi. Trong thực đơn hàng ngày của trẻ cần có các loại trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ để giúp cơ thể trẻ hấp thụ đầy đủ lượng chất xơ cần thiết. Mẹ có thể dùng đậu, rau cải. súp lơ, bắp cải và bông cải xanh,... cho bé. Các lại rau củ quả này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đồng thời rất dễ chế biến ra nhiều món xào súp ngon và hấp dẫncho bé.

Các loại vitamin khác cùng sắt và kẽm

- Vitamin A:  hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp phục hồi các tế bào mô bị hỏng và phòng tránh được bệnh truyền nhiễm.

- Vitamin nhóm B (như B2, B3, B6, B12...): là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất có lợi giúp cơ thể hấp thụ tạo năng lượng, điều hòa các phản ứng hóa học của enzyme và protein.

- Vitamin C: có khả năng tái tạo tế bào, chống viêm nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ

- Vitamin E: chống oxy hóa, tái tạo da, tăng cường hệ miễn dịch.

- Sắt: là chất quan trọng để tạo hồng cầu, dự trữ oxy cho cơ 

- Kẽm: giúp tăng sản sinh tế bào, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, chống viêm nhiễm.

Để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bố mẹ cũng cần chú ý đến các nhóm chất quan trọng khác bao gồm: axit béo, magie, kali, đạm, chất béo omega-3 từ dầu oliu,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa lợi khuẩn giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Khuyến khích các mẹ dùng những dầu có chất béo bão hòa cần thiết cho hoạt động trí não như dầu oliu, dầu hướng dương.

Gợi ý phân bố thực đơn cho trẻ

Vốn dĩ trẻ con rất năng động vì thế nếu như khó ép trẻ vào khuôn khổ ăn 3 bữa một ngày, thì mẹ có thể linh động chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để hiệu quả hơn. Một ngày 3 bữa chính và nên kết hợp thêm với 2 - 3 bữa phụ (trái cây, phô mai,...).

Phân bố thực đơn hợp lý cho trẻ

Thực đơn cụ thể như sau:

- Sáng: chén canh bún, 40g cá chiên và ít rau thái nhỏ. Trước khi ăn bữa trưa khoảng 1,5 tiếng có thể cho trẻ uống 120ml sữa.

- Trưa: chén cơm, 20g rau mồng tơi nấu thịt và 40g thịt  xé nhỏ. 30 phút sau cho trẻ ăn 5 trái dâu. Bữa xế trưa có thể cho trẻ ăn một quả chuối và một miếng phô mai

- Chiều: chén cơm, 40g súp su hào và cà rốt nấu thịt, 40g cá chiên. 30 phút sau cho trẻ ăn 5 trái dâu.

- Tối: trước đi ngủ khoảng 2 tiếng cho bé uống 120ml sữa.

Một số lầm tưởng của mẹ khi lên thực đơn cho trẻ 2 - 5 tuổi

Bổ sung các bữa ăn phụ cho trẻ

Mẹ không nên cho rằng nếu như lần đầu một đứa trẻ từ chối loại thức ăn này thì chúng sẽ không bao giờ muốn ăn món ấy lần sau nữa. Thực tế trẻ phải ăn món ấy tới 20 lần thì mới có thể chấp nhận ăn nó. Vậy nên, sau lần thất bại đầu tiên cho con ăn, mẹ cũng đừng dễ dàng loại bỏ luôn các thực phẩm này ra khỏi thực đơn của trẻ.

Trẻ em có vị giác mạnh hơn người lớn, vì thế đôi khi các món ăn mà mẹ cảm thấy không quá cay hoặc mặn, nhưng đối với trẻ lại có thể rất cay và mặn. Vì thế, mẹ hãy quan tâm tới ý kiến của trẻ, từ đó nêm nếm ít các loại gia vị đậm khi nấu ăn cho trẻ.

Các mẹ thường cho trẻ ăn khẩu phần nhiều hơn mức cần thiết hoặc cho trẻ ăn các món ăn vặt quá sát thời gian ăn bữa chính. Mẹ nên lưu ý, hãy áp dụng nguyên tắc phân bố nhóm thức ăn cho trẻ 2-5 tuổi để bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này. 

Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính khoảng 1,5-2 tiếng. Hãy khuyến khích trẻ ăn cho đến khi no bụng thay vì tập trung bắt trẻ ăn hết đồ ăn. Để làm hài lòng đứa trẻ kén ăn, mẹ thường chỉ nấu món ăn mà bé. Nhưng mẹ cần biết rằng, nấu ăn theo ý thích của con sẽ truyền tải một thông điệp sai lầm cho bé. Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị ít nhất một món mà bé yêu thích trong thực đơn mỗi bữa. Ví dụ như trẻ thích trứng, nhưng không thích các loại rau xanh, hãy chuẩn bị món ăn chứa cả rau xanh lẫn món trứng yêu thích của bé. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý về thực đơn cho trẻ 2-5 tuổi. Bởi ở độ tuổi này, chế độ ăn uống sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành nên tính cách của bé. 

Để mua các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, mẹ có thể tìm đến hệ thống siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng - hiện đang có mặt ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. Mẹ cũng có thể dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com để đặt mua online một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất nhé!

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.