Nhiều ba mẹ vì muốn con nhanh cứng cáp nên đã quyết định cho bé ăn dặm sớm. Song thật ra tác hại của việc cho con ăn dặm quá sớm là rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con. Trong bài viết dưới đây, Con Cưng sẽ chia sẻ cho ba mẹ biết một số tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm.
Ăn dặm quá sớm gây ảnh hưởng gì đến trẻ?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc cho trẻ ăn dặm quá sớm gây ra nhiều hệ lụy như:
- Bé dễ chán sữa mẹ: Ở giai đoạn này sữa mẹ vẫn được công nhận là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Việc cho bé ăn những thực phẩm thay thế tạo cảm giác lười bú cho trẻ. Đây là tác hại của việc cho con ăn dặm quá sớm rất nghiêm trọng mà các mẹ hay gặp phải.
- Nguy cơ nghẹt thở cao: Ở những tháng đầu đời (từ 1 đến 5 tháng tuổi), hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. Răng chưa mọc đủ và lưỡi chưa linh hoạt vì thế khi có thực phẩm ngoài chất lỏng vào miệng rất dễ làm bé bị sặc. Nghiêm trọng hơn, thức ăn có thể chắn ngang giữa cuống họng làm bé bị nghẹt thở dẫn đến hậu quả nguy hiểm nếu ba mẹ thiếu kinh nghiệm trong kỹ thuật chăm sóc con.
- Ngủ không ngon giấc: Hệ tiêu hóa của bé sẽ dễ chịu hơn với sữa mẹ trong độ tuổi này. Nếu ba mẹ cho con ăn dặm sớm, cơ thể chưa kịp tiêu hóa và thích ứng với một lượng thức ăn khác sẽ làm bé khó chịu và chướng bụng không ngủ được.
Tác hại của việc cho con ăn dặm quá sớm (Nguồn: Internet)
Ăn dặm vào độ tuổi nào là sớm?
Theo các nghiên cứu, thì độ tuổi thích hợp nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước 180 ngày đầu đời thì được cho là quá sớm. Ở giai đoạn này, cơ địa bé còn rất yếu và thiếu kháng thể. Chưa kể, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít. Chính vì thế, tác hại của việc cho con ăn dặm quá sớm là không an toàn.
Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm với loại thức ăn nào?
Nếu bé con nhà mình đã đủ tuổi để ăn dặm thì ba mẹ nên tham khảo những loại thực phẩm từ gạo tẻ, rau củ quả, có vị ngọt nhẹ gần giống với sữa mẹ cho con ăn. Chẳng hạn:
Bột ăn dặm: Các loại bột ăn dặm ăn liền không còn xa lạ với những bà mẹ hiện đại. Sản phẩm có vị gần giống với sữa mẹ, ngọt nhẹ, kích thích vị giác cho trẻ. Bột ăn dặm cũng khá an toàn và lành tính với hệ tiêu hóa của con nên giúp con rất dễ thích nghi và hấp thu. Ba mẹ có thể tham khảo một số loại bột ăn dặm giàu dinh dưỡng dưới đây:
- Bột ăn dặm Heinz - Ngũ cốc, cà rốt, phomai, bắp ngọt: Đây là sản phẩm được rất nhiều mẹ chọn lựa khi đến với hơn 600 cửa hàng Con Cưng. Mua sản phẩm tại Con Cưng, ba mẹ hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với thành phần nguyên liệu cao cấp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé con.
- Bột ăn dặm Ridielac Gold cá hồi bông cải xanh: Ba mẹ muốn bổ sung thêm chất đạm tốt cho con thì không nên bỏ qua loại bột này cho con nhé.
Bột ăn dặm Ridielac Gold (Nguồn: Con Cưng)
- Bột dinh dưỡng ăn dặm Humana Gạo-Bí đỏ: Nếu ba mẹ muốn bé nhà mình làm quen với hương vị của rau củ thì đây là lựa chọn lý tưởng cho con. Bé có thể ăn ngon miệng mà không lo thiếu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Cháo xay nhuyễn: Ngoài bột ăn dặm ăn liền, ba mẹ có thể chọn cháo xay nhuyễn để cho bé bắt đầu ăn dặm. Để có một nồi cháo ngon cho con, ba mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm sạch rõ nguồn gốc để đảm bảo cho sức khỏe của bé. Các mẹ cũng lưu ý khi cho bé ăn phải lọc và rây cháo cẩn thận để tránh cho bé bị hóc.
Cháo xay nhuyễn thức ăn dặm hiệu quả cho bé (Nguồn: internet)
Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Con Cưng với hơn 600 cửa hàng tại hơn 40 tỉnh thành trên cả nước luôn là địa chỉ mua sắm các sản phẩm mẹ và bé uy tín. Ngoài ra, ba mẹ có thể truy cập website www.concung.com hoặc sử dụng App Con Cưng để mua sắm online một cách nhanh chóng và tiện lợi, cũng như cập nhật nhiều kiến thức và mẹo hay giúp chăm sóc mẹ và bé hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin về tác hại của việc cho con ăn dặm quá sớm từ đó mà trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc bé con nhà mình tốt hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để biết được thông tin chính xác, ba mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.