Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình? Tư thế cho con bú đúng cách
02:04PM - Thứ Hai | 07-11-2022
33.9k

Hầu hết mẹ mới sinh đều cảm thấy đau lưng và cần được nằm nghỉ để phục hồi sức khoẻ. Do đó, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không? Mẹ có nên cho trẻ nằm bú không? Hiểu được nỗi lòng của mẹ, Con cưng sẽ giải đáp những thắc mà này và đưa ra lời khuyên hữu ích trong bài viết sau nhé!

có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bìnhCó nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ

1. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không?

Trên thực tế, tư thế bú nằm không thực sự thuận tiện cho mẹ. Nhiều mẹ vì quá mệt, cần được chợp mắt để lấy lại sức. Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không? Việc vừa cho bé bú bình vừa ngủ tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. 

Đối với bú bình, dù bé không mút và nuốt thì sữa công thức vẫn có thể chảy ra ngoài. Từ đó, sữa bị ứ đọng và dễ dẫn đến nguy cơ sữa chảy vào tai. Chính vì nguy cơ này, mẹ đặc biệt không nên cho bé bú bình khi nằm. 

Thêm một nguy cơ khác có thể xảy ra nếu bé nằm bú bình mà ngủ quên là tình trạng sặc sữa. Cụ thể, vì ngủ quên nên dù miệng ngậm núm vú nhưng bé lại không nuốt sữa. Đến lúc thở mạnh, bé vô tình hít sữa lên mũi vào phế quản, gây sặc sữa và ngạt thở.

2. Tư thế cho bé bú bình đúng cách

Đến đây, chắc hẳn ba mẹ đã biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình. Để tránh các tình trạng thường gặp khi em bé bú bình như: nôn trớ, sặc sữa,... gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con, mẹ cần thuộc lòng 3 tư thế cho con bú bình đúng cách như sau:

2.1. Tư thế ngồi ôm ngang

Mẹ cần tìm một chỗ ngồi thoải mái và có thể tựa lưng vào. Sau đó, mẹ ôm ngang bé sao cho đầu của bé tựa trên bắp tay của mẹ và cao hơn so với phần cơ thể còn lại. Mẹ dùng một tay ôm bé, một tay cầm bình sữa hơi nghiêng so với miệng để đảm bảo núm ty luôn đầy sữa cho bé bú.

có nên cho trẻ bú nằmTư thế ngồi ôm ngang bé là tư thế bú bình đúng cách

2.2. Tư thế ngồi vào lòng mẹ

Đối với tư thế này, mẹ cũng tìm một chỗ ngồi thoải mái và có thể tựa lưng khi cho con bé. Tiếp đến, mẹ đặt phần lưng của bé áp vào bụng, giữ cho đầu bé tựa vào vai hoặc ngực của mẹ. Mẹ giữ bé bằng một tay, tay còn lại cầm bình sữa hơi nghiêng so với miệng bé rồi cho bé bú. Mẹ nên đặt đầu của bé nghiêng sang một bên để dễ dàng quan sát biểu hiện của con khi bú. Tuy nhiên, tư thế này chỉ áp dụng cho các bé đã có phần lưng cứng cáp hoặc đã ngồi được. Mẹ không nên áp dụng cho các bé mới sinh vì có thể ảnh hưởng đến cột sống còn non yếu của con.

có nên cho trẻ bú bình không có sữaMẹ đặt bé ngồi vào lòng mẹ đúng cách rồi cho bé bú

2.3. Tư thế dựa lưng bé vào đùi mẹ

Tương tự như hai tư thế trên, mẹ hãy tìm một chỗ thoải mái để dựa lưng vào nhé. Sau đó, mẹ duỗi chân ra rồi đặt bé nằm trên đùi sao cho thoải mái và thuận tiện nhất. Mẹ dùng một tay giữ bé, một tay cầm bình sữa và cho con bú. Đây được xem là tư thế thoải mái và thuận tiện nhất vì hạn chế được tình trạng đau lưng của mẹ. 

có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bìnhTư thế dựa lưng bé vào đùi mẹ được cho là tư thế thoải mái và thuận tiện nhất cho mẹ

Tham khảo thêm: Mách mẹ 3 tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách tránh sặc sữa

3. Mẹ có nên cho trẻ bú nằm không?

Theo các bác sĩ khoa sản và khoa nhi, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ sơ sinh bú ở tư thế nằm. Song, để tránh tình trạng bé bị sặc, mẹ cần phải nằm nghiêng. Dưới đây là thứ tự các bước cho trẻ sơ sinh bú nằm, mẹ theo dõi nhé! 

. Mẹ nằm nghiêng trên giường và cho bé nằm nghiêng sát cạnh mẹ. Để giúp cả mẹ và bé không bị mỏi khi nằm nghiêng, mẹ có thể đặt chăn hoặc gối sau lưng bé để nâng đỡ và ngăn bé lăn ra xa mẹ. 

. Mẹ cho miệng của bé nằm ngang bằng với núm vú, còn cánh tay của mẹ thì nằm ở trên đỉnh đầu của bé. Mẹ lưu ý tuyệt đối không để đầu bé gối lên tay của mẹ. Mẹ cố gắng đặt bé nằm sao cho tai, vai và hông của con nằm trên một đường thẳng để có thể dễ lấy sữa hơn.

. Mẹ dùng cánh tay phía dưới ôm và giữ bé ở tư thế gần ngực mẹ. Cánh tay còn lại thì nâng vú. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh và các bé lớn hơn sẽ tự ngậm ti một cách tự nhiên.

Tuy mẹ vẫn có thể cho trẻ sơ sinh bú nằm, nhưng mẹ cần biết rằng trẻ rất khả năng bị sặc sữa khi bú ở tư thế này. Sặc là tình trạng tối cấp cứu có độ nguy hiểm cao. Chính vì vậy, mẹ cần chủ động tìm hiểu cách xử trí nhanh khi bé sặc sữa để tránh nguy cơ không đáng có xảy ra.

có nên cho trẻ bú nằmMẹ hoàn toàn có thể cho trẻ sơ sinh bú nằm nhưng cần đảm bảo cho bú đúng cách

4. Cách xử trí tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi đã biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình và mẹ có thể cho trẻ bú nằm không, ba mẹ cũng cần biết cách xử trí khi chẳng may bé bị sặc sữa. Khi bé bú bình hoặc bú mẹ cũng có thể xảy ra tình trạng sặc sữa nếu không được cho bé đúng cách. Ba mẹ hãy tham khảo ngay các bước xử trí khi chẳng may con gặp tình trạng này nhé!

. Bước 1: Mẹ dùng lòng bàn tay vỗ lưng (ngay tại vị trí giữa 2 xương bả vai) cho bé để có thể tăng áp lực lồng ngực, giúp tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn còn triệu chứng khó thở, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa lên mặt phẳng cứng, rồi dùng 2 ngón tay trỏ ấn xuống nửa dưới của xương ức. Mẹ lặp lại như vậy 5 – 10 lần đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

. Bước 2: Tiếp theo, ba mẹ cũng có thể dùng miệng hút mạnh vào miệng, mũi trẻ và cố gắng hút sạch sữa đọng ở họng và mũi bé trong thời gian ngắn nhất có thể. Lưu ý về thứ tự hút, mẹ hút miệng trước và mũi sau. Thêm một lưu ý khác là ba mẹ hãy thực hiện nhanh để tránh nguy cơ sữa vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp của bé.

có nên cho trẻ bú bình không có sữaBa mẹ cần biết cách xử trí khi trẻ chẳng may gặp tình trạng sặc sữa

5. Ba mẹ có nên cho trẻ bú bình không có sữa?

Ngậm ty ngay cả khi đã bú xong rồi là sở thích chung của không ít các bé nhỏ. Nhiều ba mẹ vì thấy con thích nên vẫn để cho con ngậm, tuy nhiên lòng lại không an tâm. 

Theo Con Cưng tìm hiểu thì thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Ba mẹ có biết, trẻ bú bình không có sữa sẽ hít một lượng không khí đáng kể. Lượng không khí này sau đó sẽ đi đến dạ dày và tạo ra bọt khí, tấp đầy bụng của bé. Những bọt khí này có thể khiến trẻ khó chịu và tạo cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bé sẽ trở nên biếng ăn và dần dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, chậm lớn.

6. Các lưu ý cần thiết khi cho bé bú bình

Ngoài việc không cho trẻ bú bình không sữa, ba mẹ còn cần ghi nhớ thêm một số lưu ý quan trọng khác khi cho bé bú bình để giúp bé vừa bú khỏe, lại tránh được nhiều nguy hiểm không đáng có. Tất cả những lưu ý quan trọng này đã được Con Cưng tổng hợp ở nội dung dưới đây. Mời ba mẹ cùng theo dõi.  

6.1. Bú bình như bú mẹ

Mẹ không nên có khoảng cách với bé khi cho bé bú bình. Mẹ cần tạo nhiều sự tiếp xúc với bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình, đồng thời trò chuyện với bé một cách nhẹ nhàng và gần gũi để bé yên tâm khi bú. 

6.2. Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình

Tiếng ồn khiến bé không tập trung cả khi bú lẫn khi ăn, kéo theo thời gian bú trở nên lâu hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa. Do đó, ba mẹ nên lựa chọn nơi yên tĩnh hoặc tắt TV, điện thoại trong thời gian cho bé bú. 

6.3. Vuốt lưng cho bé hết trớ

Nếu trẻ bị trớ sữa, thì có thể trẻ đã nuốt phải quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé uống một chút nước để đẩy không khí ra ngoài và bé sẽ đỡ bị đầy hơi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể vuốt lưng để bé hết nôn trớ. Mẹ chỉ cần bế bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới để hạn chế nôn trớ. 

có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bìnhNếu trẻ bị trớ sữa, mẹ có thể vuốt lưng để bé hết nôn trớ

6.4. Bé sẽ không bú nữa khi bé no

Bé tự biết khi nào bé no, nên mẹ không cần cố ép bé bú hết bình sữa. Hiện nay, nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được bồi bổ quá nhiều. Ba mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy khi nào bé no, khi nào bé đói để cân đối bữa ăn và duy trì mức cân nặng hợp lý cho bé. 

6.5. Pha sữa đúng cách

Nếu ba mẹ pha sai lượng sữa bột và nước, thì việc hấp thu dinh dưỡng của bé có thể không đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi vì, pha sữa quá đặc có thể khiến bé bị thiếu nước, từ đó gây ra tình trạng táo bón và hại thận. Trái lại, bé khó có thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nếu dùng sữa pha quá loãng.

Do đó, ba mẹ cần pha sữa theo hướng dẫn đã ghi trên lon sữa để đảm bảo tính chính xác. Ba mẹ cũng chỉ nên pha lượng sữa vừa đủ cho một lần bú, tuyệt đối không pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. 

6.6. Không cho bé vừa nằm cũi ngủ vừa bú bình

Dù bé mọc răng hay chưa, ba mẹ cũng đều tuyệt đối không cho bé vừa ngủ vừa bú bình. Bởi, thói quen này có thể dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ về sau này. Sâu răng là hệ lụy của việc sữa có thể đọng lại trong miệng trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Để hạn chế tình trạng này, ba mẹ nên cho bé bú xong trước giờ đi ngủ. 

6.7. Không sử dụng lò vi sóng 

Khi bình sữa bị lạnh, mẹ muốn làm ấm sữa thường sẽ nghĩ đến việc sử dụng lò vi sóng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không tốt. Bởi, dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ sẽ làm sản sinh ra các vi khuẩn gây hại cho bé. Ngoài ra, sữa quá nóng có thể làm bỏng miệng và cổ họng nhạy cảm của trẻ. Thay vì sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa, mẹ nên đun nước sôi rồi đổ ra bát, sau đó nhúng bình sữa vào. 

6.8. Vừa cho bé bú bình vừa cho bú sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ vẫn nên kết hợp sữa mẹ và sữa công thức dù đã cho bé dùng sữa công thức. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bé bú sữa mẹ càng lâu thì càng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con trẻ.

Con Cưng hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình hay có nên cho trẻ bú nằm không. Mẹ cũng đừng quên xem lại những lưu ý mà Con Cưng đã tổng hợp và nhắc nhở mẹ nhé!

Nếu mẹ chưa biết mua bình sữa nào an toàn để cho con bú thì tham khảo ngay bình sữa Aga-ae nhé! Đây là dòng bình sữa đến từ xứ sở kim chi Hàn Quốc với mẫu thiết kế đẹp mắt. Với chất liệu PPSU, bình sữa Aga-ae vừa bền bỉ, vừa an toàn cho sức khoẻ của bé. Đặc biệt, núm ty Aga-ae với thiết kế mô phỏng ty mẹ giúp mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái khi bú cho bé. 

có nên cho trẻ bú nằmBình sữa Aga-ae có xuất xứ từ Hàn Quốc rất bền bỉ và an toàn cho sức khoẻ của bé

Ngoài ta, bình sữa còn sở hữu phần cổ rộng, thuận tiện cho ba mẹ khi pha sữa cũng như khi vệ sinh. Chưa hết, hình dáng thân bình cũng được thiết kế thuôn dài, nhỏ gọn giúp bé cầm nắm dễ dàng, tránh bị tuột khi bú. Ba mẹ biết không, bình sữa Aga-ae có rất nhiều dung tích phù hợp cho từng giai đoạn của bé, kể cả bé sơ sinh đấy. 

Bình sữa Aga-ae và tất cả những đồ dùng giúp ba mẹ có thể chăm sóc bé một cách khỏe mạnh và an toàn để được Con Cưng trưng bày rất đầy đủ tại chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. Ba mẹ có thể đến mua trực tiếp hoặc có thể tìm hiểu thông tin các sản phẩm trước tại website concung.com hay tại App Con Cưng. Đây cũng là 2 kênh mua sắm online vô cùng thuận tiện và nhanh chóng được rất nhiều ba mẹ đánh giá cao. Ba mẹ còn chờ gì mà không trải nghiệm ngay!

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.