Các bệnh dị ứng ở trẻ thường gặp: Cách chăm sóc và điều trị
06:50PM - Thứ Tư | 07-12-2022
1.3k

Sức đề kháng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt, vì vậy rất dễ gặp các trường hợp kích ứng với thời tiết, môi trường sống hay thức ăn. Vì những dạng kích ứng này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của các bé, nên ba mẹ cần tham khảo nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết mà Con Cưng đã tổng hợp được dưới đây! 

Tổng hợp các bệnh dị ứng ở trẻ thường gặp

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý da phổ biến nhất ở trẻ. Bệnh xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti tập trung trên vùng da đỏ ở mặt và cánh tay hoặc rải rác toàn thân. Các mụn nước thường gây ngứa rát, khi vỡ chảy dịch đồng thời là đường vào của vi khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ. Đây là căn bệnh có thể chữa trị và khắc phục bằng cách dưỡng ẩm cho da thông qua kem dưỡng cho bé, hoặc thuốc bôi ngoài da.

Viêm da cơ địa là bệnh lý da phổ biến nhất ở trẻ.

Mề đay cấp và mạn tính

Mề đay cấp và mạn tính cũng là một loại bệnh lý dị ứng trên da khá phổ biến ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết bệnh là sự xuất hiện của các ban đỏ trên da do bé tiếp xúc với những dị nguyên lạ. Các ban đỏ này xuất hiện trong thời gian ngắn (mày đay cấp) hoặc tái diễn kéo dài trên 6 tuần (mày đay mạn). Trong trường hợp bệnh không tự khỏi mà kéo dài hoặc trở nặng, ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn thường xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ khi bé ăn một số loại thực phẩm như: trứng, sữa bò, hải sản, lúa mì,... Các triệu chứng thường gặp nếu bé dị ứng thức ăn như: ngứa, mẩn đỏ, phù lưỡi hoặc miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là khó thở, tụt huyết áp. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, ba mẹ ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Dị ứng thức ăn thường xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ khi bé ăn một số loại thực phẩm như: trứng, sữa bò, hải sản, lúa mì,...

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý tái diễn theo mùa hoặc có thể xảy ra quanh năm. Viêm kết mạc dị ứng khiến thường xuyên dụi mắt và chảy nước mắt vì ngứa mắt, từ đó khiến tình trạng viêm kết mạc trở nên nặng hơn.   

Viêm mũi dị ứng 

Đây là loại bệnh dị ứng rất hay gặp ở trẻ. Dù triệu chứng của viêm mũi dị ứng không quá nặng nề, nhưng bệnh thường kéo dài dai dẳng nên gây khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi và ngạt mũi khiến trẻ thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc.

Hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Bệnh có thể gây ra do hoạt động quá sức, tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hóa,... Ngoài ra, một số nguyên nhân như dị ứng thức ăn, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng,... cũng có thể gây ra tình trạng này.

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài. Bệnh có thể gây ra do hoạt động quá sức, tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hóa,...


Bệnh lý hen phế quản gây viêm mãn tính đường thở của bé, dẫn đến một số biểu hiện như: nặng ngực, ho, khò khè, khó thở tái diễn nhiều lần. Khi tình trạng này kéo dài, tái diễn nhiều lần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc và điều trị các bệnh dị ứng ở trẻ

Dị ứng là bệnh lý dai dẳng và gần như không có cách chữa khỏi. Sau khi tìm được nguyên nhân khởi phát bệnh, cách tốt nhất để hạn chế và kiểm soát những triệu chứng dị ứng dựa vào khả năng ngăn ngừa trẻ tiếp xúc lại với các dị nguyên đã khiến bé dị ứng (thuốc, thức ăn, phấn hoa,..). Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chia sẻ tình trạng này của trẻ với giáo viên của bé để tránh những thành phần có thể làm bé dị ứng.
Ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh của trẻ. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái lại, ba mẹ phải theo dõi trẻ sát sao, nên lập sổ theo dõi tần suất, mức độ xuất hiện của triệu chứng cũng như yếu tố khởi phát nghi ngờ để thuận lợi cho việc điều trị của trẻ, đặc biệt ở trẻ bị hen phế quản.

Dị ứng là bệnh lý dai dẳng và gần như không có cách chữa khỏi.


Tùy vào từng tình trạng của con, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng Histamin và/hoặc thuốc chống viêm, đường uống hoặc tại chỗ (xịt mũi, xịt họng, bôi tại chỗ) để cải thiện các triệu chứng của trẻ. Trong trường hợp bệnh nặng (sốc phản vệ, phù mạch, biến chứng khác của bệnh), trẻ cần được nằm viện để theo dõi liên tục và dùng thuốc đường tiêm truyền.
Riêng với các triệu chứng dị ứng trên da, ba mẹ hãy nhớ vệ sinh thật sạch da cho bé, đồng thời kết hợp bôi kem dưỡng để cấp ẩm cho da bé nhé! Khi chọn kem dưỡng da cho bé, ba mẹ ưu tiên chọn các thương hiệu uy tín và có nguồn gốc/ xuất xứ rõ ràng. Con Cưng xin gợi ý một số loại kem dưỡng da dành riêng cho bé như: 
. Kem dưỡng da hằng ngày cho bé Cetaphil 400ml
. Kem dưỡng da chứa sữa và tinh chất gạo Johnson baby (Hũ 50gr)
. Kem dưỡng da cho bé Aveeno Baby dành cho da khô & nhạy cảm 227g 
. Kem Dưỡng Da Mustela Vitamin Barrier Cream 50ml
Như Con Cưng đã chia sẻ, dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. Con Cưng mong rằng những thông tin tổng hợp trên sẽ giúp ích cho ba mẹ sớm nhận biết các nguy cơ mắc bệnh, cũng như bình tĩnh chăm sóc và chọn đúng cách điều trị cho bé. Song, ba mẹ lưu ý nhé! Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.