Trẻ bị tay chân miệng nên và không nên ăn gì để mau khỏi?
11:43AM - Thứ Sáu | 04-11-2022
2.7k

Bệnh tay chân miệng là gì?

Là một loại bệnh truyền nhiễm, tay chân miệng thường do siêu vi đường ruột gây ra. Ở Việt Nam, đây không chỉ là 1 trong 10 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ trẻ nhỏ mắc cao nhất, mà còn xuất hiện quanh năm và rất dễ có nguy cơ trở thành dịch lớn. Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể chuyển biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ, vì vậy nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ trẻ nhỏ mắc cao nhất tại Việt Nam. (Nguồn: vov.vn)

Điều trị tay chân miệng chủ yếu là kiểm soát triệu chứng. Những triệu chứng của tay chân miệng thường gặp ở trẻ như: sốt, đau họng, đau rát ở miệng và chảy nước miếng, có trường hợp kèm theo nôn và tiêu chảy. Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là những bóng nước nhỏ nổi lên trên da ở các khu vực như: tay, chân, vùng niêm mạc má, lợi, thậm chí trong họng,… Các bóng nước lan rộng nhanh thành các vết loét khiến trẻ đau, khó chịu và chán ăn. Song ba mẹ có thể yên tâm, những nốt hồng ban trên da sẽ tự lặn mà không để lại sẹo khi bé khỏi bệnh. Và để bé mau chóng khỏi bệnh, ba mẹ đừng quên lưu ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho con. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong giai đoạn này. Ba mẹ tham khảo nhé!

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé tăng sức đề kháng và hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu ba mẹ cho bé ăn những thực phẩm không phù hợp, thì quá trình hồi phục có thể lâu hơn, chưa kể là sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Để biết chi tiết các loại thực phẩm nên kiêng ăn khi bé mắc tay chân miệng, ba mẹ hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:

- Không ăn các loại thực phẩm cứng, cay, nóng và mặn. Bởi, những mùi vị này sẽ làm cho các vết loét ở niêm mạc miệng bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành hơn. 

- Không ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Bởi, nhóm thực phẩm này có thể khiến da bé tiết nhiều dầu hơn, kéo theo tình trạng các nốt ban trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, trẻ thường sẽ hấp thụ chậm hơn khi ăn các loại thực phẩm này. Bởi, thực phẩm giàu chất béo bão hòa thường khó tiêu hóa và không tốt với sức khỏe của trẻ đang bị bệnh. 

- Không ăn các loại thực phẩm giàu axit amin arginine. Bởi, đây là loại axit amin có thể khiến virus sản sinh nhanh và mạnh hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều arginine mà ba mẹ có thể tránh cho trẻ sử dụng như: các loại hạt, đậu phộng, nho khô, socola,... 

Các thực phẩm chứa nhiều axit amin arginine có thể khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn. (Nguồn: internet)

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Bên cạnh nắm biết những thực phẩm cần kiêng khem, ba mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những thực phẩm cần bổ sung cho bé trong giai đoạn mắc tay chân miệng. Bởi, xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp giúp rút ngắn quá trình điều trị và hồi phục bệnh tay chân miệng rất nhiều. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần áp dụng vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang bị tay chân miệng:

- Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng nhóm thực phẩm bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột - đường, vitamin và khoáng chất. 

- Đặc biệt, bé cần được bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm để cung cấp đầy đủ năng lượng. Các thực phẩm giàu đạm mà trẻ dễ ăn như: thịt, cá chép, cá quả, cá trích, trứng, sữa, các loại hải sản,... Những thực phẩm này không chỉ giàu đạm, mà còn chứa nhiều kẽm và sắt, tốt cho sức khỏe của bé. 

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A và C. Bởi, cả 2 loại vitamin này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, mà còn giúp những vết thương trên da trẻ nhanh lành lặn. Hầu hết các thực phẩm giàu vitamin A và C thường có màu vàng, đỏ hoặc sẫm màu như: cà rốt, cà chua, đu đủ, dưa hấu,... Song ba mẹ nên lưu ý không nên bổ sung 2 loại vitamin này quá nhiều nhé! Bởi, vị chua rất có thể khiến trẻ bị xót miệng khi ăn.

- Bé cần uống đủ nước, nhất là vào những lúc bé bị sốt hoặc nôn. Ngoài nước lọc, ba mẹ có thể cho bé uống các loại nước ép hoa quả hoặc sinh tố. Trong trường hợp bé bị sốt cao hoặc tiêu chảy, ba mẹ nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.

Bổ sung đủ dưỡng chất giúp bé rút ngắn quá trình điều trị bệnh tay chân miệng nhanh hơn. (Nguồn: Internet)

Đến với chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng, ba mẹ rất dễ dàng tìm kiếm các loại thực phẩm giàu vitamin A và C với mùi vị ngon và lạ miệng, hấp dẫn bé. Trong đó, nổi bật nhất là các sản phẩm như: trái cây nghiền hữu cơ HiPPiS Organic, Sữa chua khô Kiwigarden, Bột sữa và ngũ cốc rau củ DD HiPP,... Thông tin chi tiết về sản phẩm, ba mẹ có thể tham khảo tại website www.concung.com hoặc qua App Con Cưng. Đây cũng là kênh mua sắm online vô cùng thuận tiện mà rất nhiều ba mẹ đã trải nghiệm và đánh giá cao.

Ba mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm giàu vitamin A và C tại các cửa hàng mẹ và bé Con Cưng trên toàn quốc. (Nguồn: Con Cưng)

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và lây lan khá nhanh. Để chăm sóc bé yêu tốt nhất, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm này, ba mẹ cần chú ý những điều sau:

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ đang sống chung nhà.

- Quần áo của trẻ bị tay chân miệng phải được giặt riêng.

- Vệ sinh và tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày.

- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ cần đeo khẩu trang cho cả mình và trẻ. Sau khi chăm sóc xong, ba mẹ nhớ rửa tay bằng xà phòng.

Tay chân miệng là bệnh phổ biến và khá nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho con, thì ngoài việc đưa bé đến ngay cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời, ba mẹ cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp và đừng quên những lưu ý về một số thực phẩm nên kiêng ăn và nên ăn nhé! Con Cưng hy vọng bài viết trên phần nào đã giải đáp được một số thắc mắc liên quan đến chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị tay chân miệng.

Tin Tức Sự Kiện
Close video
9270
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.