Mặc dù biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ 2-5 tuổi, nhưng cha mẹ chớ nên để tình trạng này kéo dài vì biếng ăn để lại nhiều hậu quả nguy hiểm như: suy dinh dưỡng, chậm phát triển, còi xương,... Để cải thiện tình trạng này, Con Cưng sẽ mách mẹ một số giải pháp dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi bị biếng ăn. Mẹ cùng tham khảo!
Hiện tượng trẻ biếng ăn đang ngày càng gia tăng khiến các bậc làm cha mẹ luôn cảm thấy đau đầu và lo lắng. Song, cha mẹ hãy bình tĩnh và nhất định cần sự nhẫn nại mới có thể cải thiện được tình trạng này. Trong đó, những giải pháp dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi mà Con Cưng chia sẻ sau đây mang lại khá nhiều lợi ích thiết thực.
Dấu hiệu của trẻ bị biếng ăn
Biếng ăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1-6 tuổi. Trẻ biếng ăn rất có thể sẽ bị mất cân bằng hormone, chậm phát triển, dễ gặp các hiện tượng rối loạn về sức khỏe và dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo dõi những biểu hiện của trẻ biếng ăn bao gồm:
- Hay dỗi khóc và luôn tìm cách quấy rối mỗi khi bàn ăn được dọn ra.
- Chán ghét một số đồ ăn hoặc không ăn tất cả các món.
- Thường ngậm thức ăn trong miệng lâu và không chịu nhai nuốt.
- Tiêu thụ lượng thức ăn mỗi ngày thường ít hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Biếng ăn sẽ khiến thời gian mỗi bữa ăn kéo dài hơn.
Trẻ bị biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Hiện tượng trẻ biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, tình trạng này bắt nguồn từ chính việc chiều chuộng con, cho con ngậm thức ăn lâu, cho con vừa xem phim ảnh vừa ăn,... Đồng thời, việc để trẻ ăn uống tùy hứng, không có thời gian cụ thể cũng khiến trẻ luôn cảm thấy ngại ăn và không biết bản thân đang no hay đói, từ đó dẫn đến hiện tượng chán ăn.
Ngoài ra, hiện tượng trẻ biếng ăn còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: mọc răng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm bệnh do virus và vi khuẩn,… Yếu tố tâm lý nảy sinh từ quá trình thúc ép trong mỗi bữa ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ luôn sợ hãi, chán ghét những bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc trẻ biếng ăn còn có thể là do:
- Cha mẹ để trẻ ăn trong trạng thái không tập trung, bị xao nhãng.
- Thường xuyên nấu những món ăn mà trẻ không thích.
- Không khí bữa ăn căng thẳng, trẻ hay bị quát mắng, thúc ép ăn nhanh.
- Yếu tố di truyền cũng có một phần ảnh hưởng và gây nên chứng biếng ăn ở trẻ. Trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử bị bệnh mạn tính như: viêm khớp, suy thận, xơ gan,... có nguy cơ biếng ăn cao hơn.
Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ bị biếng ăn
Trẻ biếng ăn trong thời gian dài là nỗi lo của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi bị biếng ăn là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo trẻ có thể phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Đối với trẻ biếng ăn, các mẹ có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn như sau:
Cách cho trẻ ăn
Các mẹ nên chế biến những thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa và nên chia thành nhiều bữa nhỏ để bé ăn trong ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng nên đa dạng hóa các món ăn và hãy chú ý chế biến những món ăn mà bé thích nhằm kích thích sự thèm ăn cho bé nhé.
Các mẹ nên chế biến những món ăn dễ tiêu hóa với cách trang trí bắt mắt để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn
Những thực phẩm nên sử dụng trong khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn thường dễ rơi vào trạng thái thiếu hụt dưỡng chất và gây ra chứng suy dinh dưỡng nếu không được khắc phục. Do đó, các mẹ nên chú trọng bồi dưỡng cho trẻ bằng những nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng như:
- Thực phẩm giàu chất đạm như (đạm có nguồn gốc động vật): sữa bò, trứng, thịt, cá,...
- Thực phẩm giàu chất béo và bổ sung cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật trong món ăn của bé hàng ngày.
- Thực phẩm giàu Glucid như gạo, mì. Ngoài ra mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, ăn rau xanh, hoa quả tươi để cơ thể đực cung cấp đủ các vitamin và chất xơ.
- Sử dụng những thực phẩm có thành phần tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, váng sữa Hoff - Vani, phô mai Con Bò Cười vuông Le Cube vị truyền thống,… để làm bữa phụ cho bé. Những món ăn này không những cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn giúp kích thích tiêu hóa, giúp trẻ thèm ăn hơn.
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ có những hoạt động thể chất phù hợp. Việc vận động sẽ giúp tiêu hao năng lượng, tăng cảm giác đói và có thể kích thích bé ăn ngon hơn. Nếu tình trạng lười ăn của bé vẫn kéo dài và kèm theo dấu hiệu sụt cân, thì các mẹ cần cho bé đến bệnh viện để các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể, đảm bảo sức khỏe của bé được tốt nhất nhé.
rong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ 2-5 tuổi, mẹ sẽ còn gặp không ít những tình trạng khác liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến con, mẹ nên tìm hiểu các kiến thức hay và bổ ích thông qua nhiều kênh thông tin uy tín. Trong đó, mẹ có thể tìm đến App Con Cưng hoặc truy cập website www.concung.com để nắm bắt những kiến thức hữu ích bậc nhất, mẹ nhé!