Bé bị tiêu chảy xử lý như thế nào? Khi nào cần khám bác sĩ?
11:07AM - Thứ Hai | 28-04-2025
66

Trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất dễ bị nhiễm trùng và gây tiêu chảy. Bé bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, mất điện giải. Tiêu chảy ở trẻ em kéo dài còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy trẻ bị tiêu chảy điều trị như thế nào? Có cần khám bác sĩ không? Cùng Con Cưng giải đáp qua bài viết sau đây nhé! 

1. Bệnh tiêu chảy là gì? 

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em quanh năm. Vào những ngày nắng gắt hay quá lạnh cũng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn. Bé bị tiêu chảy khi đi ngoài sẽ có dạng lỏng với tần suất trên 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Các dạng tiêu chảy phổ biến ở trẻ em như sau:

. Tiêu chảy cấp: Bé bị tiêu chảy kéo dài từ 1-2 ngày;

. Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày;

. Tiêu chảy có chất nhầy: Bé bị mất nước và mất điện giải ở mức nguy hiểm, cần được khám chữa bệnh ngay. 

bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy ở trẻ em là gì?

2. Các nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy 

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Bởi, trẻ với hệ đường ruột chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây hại. Cụ thể:

 . Nhiễm trùng do virus: hay còn được gọi là cúm dạ dày. Trẻ mắc phải sẽ có hiện tượng bị tiêu chảy, buồn nôn kéo dài trong vài ngày. Theo đó, có 2 loại virus gây ra tiêu chảy ở trẻ em như sau: 

  • Rotavirus: thường gây bùng phát bệnh nhất là vào mùa đông và đầu xuân, khi thời tiết mát và se lạnh. Song, ba mẹ có thể yên tâm vì hiện đã có loại vắc xin giúp bé phòng ngừa loại virus này;
  • Enterovirus: phát triển mạnh mẽ vào những ngày hè nắng nóng và tấn công hệ tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy

. Nhiễm trùng do vi khuẩn: các loại vi khuẩn như: E.coli, Salmonella, Shigella,... sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa khi bé bị ngộ độc thực phẩm. Vài giờ sau khi nhiễm khuẩn, bé sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều lần và bắt đầu nôn mửa. 

. Nhiễm khuẩn do ký sinh trùng: giardiasis và cryptosporidiosis là 2 loại ký sinh trùng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ em. 

nguyên nhân bé bị tiêu chảyNhiễm trùng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy thường gặp

Ngoài ra, bé bị tiêu chảy cũng có thể là do các nguyên nhân sau: 

. Chế độ ăn không lành mạnh (ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm không vệ sinh,...) 

. Dị ứng thực phẩm; 

. Bất dung nạp lactose, fructose hay sucrose;

. Là triệu chứng đi kèm theo các vấn đề về ruột như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,...

3. Tiêu chảy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Biến chứng đáng lo nhất khi trẻ bị tiêu chảy là cơ thể bị mất nước. Các mức độ mất nước bao gồm: 

. Mất nước nhẹ: bé bị khô miệng, khô mắt và ít đi tiểu. Trẻ thấy khó chịu và khóc nhưng lại có ít hoặc không có nước mắt; 

. Mất nước vừa: bé mệt mỏi, ngủ li bì, đồng thời da khô hơn và xuất hiện trũng mắt;

. Mất nước nặng: trẻ không đi tiểu trong suốt 6 giờ, huyết áp thấp và có biểu hiện hôn mê. Nếu không giải quyết kịp có thể gây co giật, tổn thương não hay thậm chí là tử vong.

Bên cạnh việc mất nước, tình trạng tiêu chảy ở bé kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng và khiến bé kiệt sức. 

4. Cách điều trị bé bị tiêu chảy nhanh chóng

Bù nước 

bù nước, bù khoáng cho bé khi bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cần bù nước ngay cho bé

Điều đầu tiên cần làm khi bé bị tiêu chảy là bù nước. Ba mẹ có thể pha các dung dịch giúp bù nước như: nước muối đường, nước cháo đường,... Đơn giản hơn là dùng Oresol để bù nước và cân bằng điện giải. Cách bù nước cho bé đang bị tiêu chảy bằng Oresol như sau: 

. Uống 50-100ml Oresol sau mỗi lần bé đi tiêu;

. Sau khi pha, dung dịch chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ;

. Nếu trẻ bị nôn thì nên đợi 5-10 phút sau và uống tiếp;

. Trẻ dưới 2 tuổi nên uống từng thìa nhỏ để tránh bị sặc. 

Giữ gìn vệ sinh cho bé

Để hạn chế nhiễm khuẩn, ba mẹ cần lưu ý thường xuyên vệ sinh cơ thể và tay chân của bé. Ngoài ra, các vật dụng bé tiếp xúc như: bình sữa, núm vú, đồ chơi,... cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Hơn hết, chất thải của bé cũng cần được xử lý cẩn thận và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh bằng cồn để tránh lây lan, ba mẹ nhé! 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung thực đơn dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ giúp giảm đi các triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi, vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ để bù nước và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Còn đối với trẻ lớn hơn, ba mẹ nên hạn chế đồ ngọt và sữa. Thực đơn lúc này cũng cần được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày và ưu tiên thực phẩm mềm và lỏng. 

Bổ sung men tiêu hóa 

Khi trẻ bị tiêu chảy, các mẹ thường truyền tai nhau cách điều trị bằng men tiêu hóa. Men tiêu hóa có công dụng thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa, cải thiện rối loạn, từ đó giảm tiêu chảy. Tuy nhiên, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống men tiêu hóa khi tiêu chảy. 

5. Trẻ bị tiêu chảy khi nào nên khám bác sĩ? 

bé bị tiêu chảy có nên khám bác sĩ

Nếu tiêu chảy kéo dài kèm triệu chứng thì cần thăm khám bác sĩ ngay để điều trị

Thông thường tiêu chảy nhẹ ở trẻ sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Nếu kéo dài hơn và xuất hiện các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để chữa trị:

. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy;

. Phân lẫn chất nhầy và máu;

. Đau bụng, chướng bụng dữ dội;

. Bé đi phân lỏng nhiều hơn 2 lần/giờ;

. Biếng ăn;

. Nôn ngay sau khi ăn; 

. Quấy khóc, mệt mỏi và không thể vận động;

. Sốt cao liên tục;

. Trẻ bị béo phì, suy dinh dưỡng hay mắc bệnh mạn tính. 

Một kinh nghiệm Con Cưng chia sẻ đến ba mẹ là trước khi cho bé thăm khám bệnh tiêu chảy, nên chuẩn bị đầy đủ bảo hiểm cho bé. Các loại bảo hiểm sẽ có nhiều quyền lợi khác nhau, đảm bảo bé được chăm sóc y tế một cách tốt nhất. Ngoài bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe thuộc các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng được rất nhiều ba mẹ lựa chọn cho bé. Đây được xem là giải pháp tối ưu giúp gia tăng phạm vi bảo vệ bé, đảm bảo sức khoẻ và tương lai của con trong tương lai. 

Trong đó, bảo hiểm sức khoẻ Sống Chất thuộc gói bảo hiểm nhân thọ của gia đình nhỏ Mặt Trời Bé Con mang đến cho bé và cả gia đình những quyền lợi tối ưu.

“Mặt Trời Bé Con” được Con Cưng và Sun Life hợp tác cho ra mắt với 3 quyền lợi kết hợp: quyền lợi bảo vệ, quyền lợi chăm sóc sức khỏe và quyền lợi tích lũy, giúp cả nhà vừa bảo vệ sức khỏe vừa tích lũy tài chính hiệu quả. Ba mẹ đang tìm kiếm bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em cho thể lựa chọn gói bảo hiểm nhân thọ này.

bảo hiểm nhân thọ mặt trời bé con

Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ sức khoẻ của bé một cách toàn diện giúp đảm bảo tương lai

Khi lựa chọn bảo hiểm bổ sung Sống Chất - bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình, ba mẹ sẽ nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn như:

  • Tự do lựa chọn kế hoạch bảo hiểm: Có thể chọn từ 5 kế hoạch bảo hiểm khác nhau (Nước, Đất, Mây, Sao, Trăng) tùy theo tài chính và nhu cầu điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa và thai sản của gia đình.
  • Quyền lợi san sẻ yêu thương - chuyển giao hạn mức chưa sử dụng: Tổng hạn mức bảo hiểm sức khỏe có thể lên đến 21 tỷ đồng cho cả gia đình. Nếu một thành viên không sử dụng hết hạn mức trong năm, phần hạn mức chưa dùng có thể được chuyển giao cho thành viên khác trong gia đình.
  • Hỗ trợ chi phí điều trị nội trú lên đến 3 tỷ đồng: Bảo hiểm bổ sung Sống Chất cung cấp quyền lợi chi trả cho chi phí điều trị nội trú với hạn mức lên đến 3 tỷ đồng mỗi năm, áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
  • Bảo lãnh viện phí: Ba mẹ có thể được hỗ trợ bảo lãnh viện phí tại các cơ sở y tế uy tín, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính ngay khi cần điều trị.
  • Quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện: Không chỉ bao gồm chi phí khám chữa bệnh mà còn hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến sức khỏe khác như khám sức khỏe định kỳ và tư vấn y tế.
  • Độ tuổi tham gia linh hoạt: Gói bảo hiểm mở rộng cho đối tượng từ 30 ngày tuổi đến 70 tuổi, với các quyền lợi chăm sóc thai sản dành riêng cho phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi.

Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp được đào tạo kép từ Con Cưng và Sun Life, ba mẹ có thể yên tâm hơn khi tìm hiểu và lắng nghe tư vấn về gói bảo hiểm cho gia đình nhỏ của mình. Để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn chi tiết hơn về gói bảo hiểm sức khỏe Sun - Sống Chất, ba mẹ xem tại đây nhé.

6. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Có thể thấy, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian phát triển hoàn thiện để tránh được các tác nhân gây hại. Vậy nên, bé bị tiêu chảy vấn đề có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở bé, ba mẹ nên thực hiện những điều sau: 

cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ hiệu quả

. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh như: bồn rửa, bồn vệ sinh,...;

. Rửa sạch thực phẩm trước khi ăn;

. Luôn làm sạch khu vực bếp và dụng cụ nấu sau khi tiếp xúc với thịt sống; 

. Giữ lạnh nguyên liệu sau khi mua. Đàm bảo bé được ăn chín, uống sôi. 

Qua bài viết trên, Con Cưng hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu thêm cũng như biết cách chăm sóc khi bé bị tiêu chảy. Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của bé rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây rối loạn hoạt động. Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý, nếu không thuyên giảm thì cần đưa bé đến bác sĩ ngay để điều trị nhé!

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.