1. Khi nào ba mẹ nên dạy trẻ tập đi?
Hầu hết trẻ 12 tháng tuổi đã có thể bước những bước đi đầu đời, song vẫn có một số trẻ có thể biết đi sớm hơn hoặc trễ hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 6 giai đoạn vận động mà trẻ sẽ trải qua để có những bước đi đầu tiên. Ba mẹ cùng theo dõi để so sánh với thực tế bé nhà mình và để có những hỗ trợ kịp thời cho con nhé! Cụ thể:
- Từ 4-9 tháng: Ngồi không cần đỡ.
- Từ 5-11.5 tháng: Đứng vịn.
- Từ 5-13.5 tháng: Bò phối hợp tay chân.
- Từ 6-14 tháng: Vịn đi.
- Từ 7-17 tháng: Đứng vững.
- Từ 8-18 tháng: Đi vững.
Các mốc thời điểm này tuy chỉ mang tính tương đối, song vẫn là hành trình chung của rất nhiều bé sẽ trải qua từ lúc mới sinh đến lúc đi được. Nếu sau mốc thời gian kể trên quá lâu mà bé nhà mình chưa vận động đạt chuẩn thì gọi là chậm vận động theo tuổi, ba mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ nhé. Và để giúp ba mẹ có thể xác định chính xác hơn thời điểm dạy bé tập đi, ba mẹ còn có thể tham khảo thêm một số các dấu hiệu cho thấy bé sắp biết đi được Con Cưng tổng hợp dưới đây.
Các mốc thời gian chỉ mang tính tương đối, nhưng vẫn là hành trình chung của nhiều bé trải qua từ lúc mới sinh đến khi đi được (ảnh Internet)
2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết đi
2.1 Trẻ tìm điểm tựa để đứng lên
Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất mà ba mẹ nên quan tâm. Hầu hết trẻ nào chuẩn bị biết đi cũng đều cố gắng đứng dậy bằng mọi cách như: níu lấy chân của ba mẹ để làm điểm tựa, bám vào đồ vật,... Điểm chung của các cố gắng này là tìm điểm tựa, vì cơ bắp trẻ còn non nên chưa đủ sức lực để nâng cơ thể khỏi mặt đất.
Chính nhờ việc cố gắng đứng dậy này, cơ bắp chân của bé phát triển tốt hơn, vững vàng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho bé thêm tự tin để chuẩn bị cho những bước đi độc lập về sau. Phần việc của ba mẹ là tạo không gian cho bé, bố trí nhiều đồ dùng để bé có thể tựa vào một cách chắc chắn.
Việc cố gắng tìm điểm tựa để đứng lên giúp cho cơ bắp của trẻ phát triển tốt hơn (ảnh MarryBayby)
2.2 Trẻ nghịch ngợm và thích khám phá xung quanh nhiều hơn
Dù chưa thể tự đứng lên và giữ thăng bằng, nhưng bé thích di chuyển khắp nhà và tỏ vẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Thời điểm sắp biết đi, bé có thể tận dụng mọi khả năng từ bò, đến bám vào đồ vật để đứng lên,... để có thể khám phá được nhiều hơn nữa. So với thời gian trước, bé sắp biết đi trở nên rất hiếu động và khả năng vận động của con đang phát triển rất tốt.
Ba mẹ hẳn sẽ cảm thấy vui theo với những cử động mạnh mẽ của con. Song, ba mẹ cũng đừng quên hỗ trợ bé để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con nhé.
Bé sắp biết đi trở nên hiếu động và khả năng vận động của con trong giai đoạn này đang phát triển rất tốt (ảnh Internet)
2.3 Trẻ thường xuyên quấy khóc và có giấc ngủ ngắn
Đây là hệ quả của việc não bộ và cơ thể bé phải hoạt động nhiều hơn so với thời gian trước. Điều này tạo cho trẻ cảm giác không thoải mái, nên sẽ khiến trẻ quấy khóc và có giấc ngủ ngắn hơn. Tuy nhiên ba mẹ không phải quá lo lắng nhé! Sau khi học được cách bước đi, bé sẽ vui vẻ và thoải mái trở lại.
Trẻ quấy khóc là hệ quả của việc não bộ và cơ thể bé hoạt động nhiều hơn khiến bé có cảm giác không thoải mái (ảnh Internet)
3. Các bước dạy trẻ tập đi được tiến hành như thế nào?
Khi mới bắt đầu tập đi, tư thế của trẻ lúc này là dang rộng 2 chân ra, các ngón chân hướng ra ngoài, 2 cánh tay thì dang ra và khuỷu tay hơi gập lại. Vì bé còn khá yếu, nên bé không thể bước đi theo một đường thẳng, mà những bước đi thường sẽ có hướng từ phía bên này sang phía bên kia. Dưới đây là thông tin chi tiết về các bước dạy bé tập đi. Ba mẹ cùng tham khảo nhé!
- Bé 5-6 tháng tuổi: Đầu tiên, ba mẹ hãy tập cho trẻ phản xạ chống chân. Ba mẹ có thể đỡ bé tập đứng và nhún nhảy trên đôi chân của trẻ.
- Bé 9 tháng tuổi: Bé đã có thể đứng vững. Lúc này, ba mẹ hãy cố gắng đỡ phần mông để giúp trẻ không dồn trọng lượng cơ thể xuống chân. Đây là lưu ý vô cùng quan trọng! Ba mẹ tuyệt đối tránh để trẻ chịu hoàn toàn lực trên đôi chân nhé! Bởi chân của bé sẽ bị cong khi chịu lực nặng của cơ thể.
- Bé 10 tháng tuổi: Ba mẹ đã có thể tập đi cho bé. Tuy vậy, bé vẫn cần được đỡ phần mông như tháng thứ 9 để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cơ xương.
4. Những lưu ý quan trọng cho ba mẹ khi dạy bé tập đi
Giai đoạn 0-3 tuổi, cấu tạo chính của bàn chân bé là 70% sụn. Giai đoạn quyết định tới sự phát triển xương bàn chân của bé. Nếu dạy bé tập đi không đúng cách sẽ dẫn tới sự phát triển sai lệch của xương bàn chân và dễ dẫn tới các hội chứng như: bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, ngón chân búa, móng mọc ngược vào trong,... Để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình tập đi, ba mẹ hãy lưu ý một số điểm sau nhé!
- Không nên cho bé mang giày lúc mới đầu tập đi. Những đôi giày ôm chặt chân hay quá rộng so với chân không chỉ khiến bé khó chịu, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bàn chân bé. Tốt nhất, ba mẹ nên tập bé đi trên sàn để bé được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn, mẹ mới nên cho bé đi lại bằng giày.
Một mẹo hay để giúp bước chân bé vững hơn, hạn chế trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã là ba mẹ có thể mua những miếng xốp lót sàn nhà đấy! Đến với hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng, ba mẹ có thể tìm thấy được các bộ miếng lót sàn bằng xốp vô cùng dễ thương, nhiều hình ảnh đáng yêu với những màu sắc vô cùng bắt mắt, giúp tạo hứng thú cho bé trong những bước đi đầu đời. Ba mẹ có thể tham khảo thêm các thông tin và giá bán của miếng lót sàn cho bé tập đi tại đây.
- Để hạn chế những cú té/ trượt cho con, ba mẹ nên dìu và nâng đỡ bé đi từng bước. Đặc biệt, ba mẹ tuyệt đối không thúc đẩy hay kéo tay bé đi theo mình để tránh nguy cơ gây trật cổ tay hay xương vai của bé.
- Khi thay quần áo cho bé, ba mẹ hãy tập cho bé đứng. Đứng nhiều sẽ giúp cơ và xương chân trở nên chắc khỏe hơn, hỗ trợ tốt cho việc tập đi của bé.
- Trong suốt quá trình tập đi cho bé, kể cả sau khi bé đã có thể đi được; ba mẹ vẫn nên chuẩn bị những thanh chặn cửa/ thanh chắn cầu thang. Bé còn nhỏ, chưa đánh giá được mức độ nguy hiểm ở mỗi khu vực. Để đảm bảo an toàn cho con, ba mẹ nên chủ động chuẩn bị các vật dụng cần thiết này nhé. Ba mẹ có thể tìm mua những miếng chắn này tại hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng ở hơn 40 tỉnh thành trên toàn quốc một cách rất nhanh chóng và thuận tiện. Ba mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ an toàn cho bé trong quá trình tập đi tại đây. Đừng quên chuẩn bị cho bé yêu nhà mình, ba mẹ nhé!
- Khi bé có thể đứng vịn tay vào đồ vật, ba mẹ có thể tập cho bé vịn tay vào ghế hoặc thành giường để có thể bắt đầu bước từng bước, đồng thời di chuyển từ ghế này sang ghế khác.
- Để cơ xương bàn chân của trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt, bé cần có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là 2 dưỡng chất gồm: canxi và Vitamin D. Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong các sản phẩm từ: sữa, hạt, rau xanh lá và đậu. Còn Vitamin D thì có vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, bao gồm: các loại cá béo (cá mòi, cá trích, cá thu và cá hồi), lòng đỏ trứng, gan bò, ngũ cốc và nước cam.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bé phát triển hệ cơ và xương khỏe mạnh (ảnh Internet)
Dạy bé tập đi không khó. Song, ba mẹ nên cẩn thận để đảm bảo mọi an toàn cho bé yêu nhà mình, ba mẹ nhé! Tất cả những món đồ cần thiết, hỗ trợ thiết thực cho hành trình tập đi của bé, Con Cưng đã liệt kê đầy đủ. Để chuẩn bị nhanh chóng và không mất nhiều thời gian tìm kiếm, ba mẹ hãy đến với hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng - đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm mẹ và bé uy tín, chất lượng cao, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Ba mẹ cũng có thể truy cập website wwww.concung.com hoặc App Con Cưng để tìm hiểu trước các thông tin về sản phẩm. Cũng 2 kênh này, ba mẹ có thể đặt mua online vô cùng thuận tiện. Truy cập website và app Con Cưng thường xuyên còn giúp ba mẹ tìm thấy được nhiều thông tin hữu ích giúp mọi công việc chăm sóc mẹ bầu và em bé trở nên dễ dàng hơn đấy! Ba mẹ nhớ theo dõi nhé. Con Cưng chúc hành trình tập đi của bé yêu nhà mình trở nên nhanh và vững vàng hơn.