Sự nguy hiểm của rối loạn chuyển hóa chất bột đường ở trẻ sơ sinh
05:10PM - Thứ Tư | 24-05-2023
3.1k

Bột đường là chất dinh dưỡng đa lượng có nhiều chức năng. Trong đó, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là chức năng chính yếu nhất. Nếu bị rối loạn chuyển hóa bột đường, trẻ sơ sinh sẽ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Con Cưng đã tổng hợp nhiều thông tin quan trọng để giúp ba mẹ sớm nhận biết tình trạng này ở trẻ sơ sinh và cách xử lý an toàn cho con. Cùng tham khảo, ba mẹ nhé! 

Trẻ sơ sinh sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm khi bị rối loạn chuyển hoá chất bột đường 

Vai trò của chất bột đường 

Chất bột đường hay còn gọi là Carbohydrate là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho cơ thể thực hiện tất cả các hoạt động hàng ngày, đồng thời cũng cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp. Nguồn năng lượng mà chất đường bột cung cấp có thể lên đến 55 – 65% tổng năng lượng của cơ thể.

Chưa hết, chất đường bột còn tham gia vào quá trình tạo hình cấu trúc tế bào và các tổ chức, cũng như quá trình chuyển hóa chất béo và giảm phân hủy chất đạm. Đường bột cũng nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể, tạo cảm giác no, kích thích nhu động ruột, nhờ đó giúp hạn chế tình trạng táo bón, giảm cholesterol. 

Cơ thể trẻ sơ sinh sẽ như thế nào khi bị rối loạn chuyển hóa chất bột đường? 

Rối loạn chuyển hóa chất bột đường thường phát triển ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, cũng không ít trường hợp bị ngay sau sinh, có thể đột ngột hoặc diễn tiến chậm. Rối loạn chuyển hóa chất bột đường di truyền với tình trạng khiếm khuyết gen dẫn đến thiếu một số loại men chuyển hoá trong quá trình chuyển hóa đường. 

Nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa chất bột đường thường là do sự chi phối của kiểu gen và sự tác động của môi trường sống, lối sống. Các gen di truyền ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Khi trẻ mang các biến đổi bất lợi trong gen FTO, ADIPOQ khiến khả năng chuyển hóa chất bột đường bẩm sinh thấp. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: 

  • Tích lũy thành mỡ cao, gây ra các vấn đề béo phì, rối loạn chuyển hóa, 
  • Chán ăn và bị vàng da vài ngày hoặc vài tuần sau khi sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức có chứa thành phần lactose, 
  • Nôn mửa, tiêu chảy, tiêu hóa kém,
  • Gan to, tăng trưởng kém, 
  • Nhiễm khuẩn huyết hoặc rối loạn chức năng thận,... 

Đáng lo ngại hơn khi trẻ có thể bị lùn, phát triển nhận thức kém, trẻ gặp khó khăn trong nói chuyện, đi lại,... nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Rối loạn chuyển hoá chất bột đường ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

Xét nghiệm gene - giải pháp phát hiện sớm bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường

Để có thể chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường sớm ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần phải thực hiện định lượng nồng độ enzyme tương ứng trong cơ thể và xét nghiệm gen tương ứng. 

Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh rối loạn tiêu hoá chất bột đường ở trẻ, gói giải mã gen Baby Well của Genetica còn giúp xác định khả năng chuyển hoá đường bột, đạm, chất béo của cơ thể bé. Từ đó, ba mẹ có thể hiểu con đang cần gì và đảm bảo bé có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ bữa ăn. 

Kiểu gen khác nhau sẽ quy định khả năng hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Với kết quả mà gói xét nghiệm gene Baby Well đưa ra, ba mẹ có thể xác định chính xác về khả năng chuyển hóa chất bột đường trong cơ thể bé. 

Nếu bé nhà mình có hồ sơ gen chuyển hóa là chất bột đường thấp, thì ba mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị tốt nhất có thể. Đồng thời, ba mẹ nên chọn chế độ ăn ít bột đường để hạn chế cho bé việc dư thừa calo từ nhóm chất dinh dưỡng đa lượng này. 

Một khi chúng ta biết được nhu cầu bẩm sinh của một đứa trẻ. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, ba mẹ còn có thể tạo thói quen ăn uống phù hợp kiểu gen, phòng tránh nguy cơ sức khỏe do thiếu hụt chất dinh dưỡng khi trẻ trưởng thành.

Ba mẹ có thể thực hiện xét nghiệm gen để phát hiện sớm bệnh rối loạn chuyển hoá chất bột đường ở trẻ sơ sinh 

Gợi ý chế độ ăn ít chất bột đường cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần biết, chế độ ăn ít bột đường có thể khiến trẻ sơ sinh bị táo bón, thiếu năng lượng, quan trọng hơn là ảnh hưởng rất xấu đến quá trình hình thành mô tế bào và cơ bắp của trẻ. Vì lượng calo đến nhóm dinh dưỡng đa lượng này đã bị cắt giảm, thay vào đó là sử dụng phần năng lượng còn lại từ protein. 

Protein là một loại dưỡng chất cũng có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành nên những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều protein cũng góp phần gây hại cho thận. Do đó, ba mẹ nên ưu tiên chọn nạc động vật cho bé để đảm bảo chất lượng protein. Cá, hải sản, trứng, sữa tươi không đường ít béo/tách béo,… cũng là những thực phẩm phổ biến để cung cấp protein chất lượng cho bé. 

Đặc biệt, ba mẹ cần chọn lọc kỹ lưỡng hơn nguồn cung cấp chất bột đường lành mạnh. Cụ thể, ba mẹ nên thay thế chất bột đường tinh chế bằng nguồn chất bột đường phức tạp. Vì chất bột đường phức tạp thường sẽ tiêu hoá chậm hơn nên bé sẽ có cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể chọn thực phẩm ít bột đường có nguồn gốc từ thực vật. 

Ba mẹ cần chọc lọc kỹ lưỡng nguồn cung cấp chất bột đường lành mạnh để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ 

Trên đây là những thông tin khá quan trọng giúp ba mẹ hiểu hơn về sự nguy hiểm của tình trạng rối loạn chuyển hóa chất bột đường ở trẻ sơ sinh. Con Cưng hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, ba mẹ có thể chủ động xét nghiệm gene để tầm soát sớm cho trẻ, cũng như đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để có hướng điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho con nhé!Riêng về gói xét nghiệm gene cho bé Baby Well của Genetica, ba mẹ hoàn toàn có thể tìm mua tại cửa hàng mẹ và bé Con Cưng gần nhất thuộc chuỗi hơn 700 cửa hàng trên toàn quốc. Hoặc ba mẹ cũng có thể đặt mua online thông qua website www.concung.com hay App Con Cưng. Nhanh chóng xét nghiệm gene cho bé để sớm xác định rõ khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ đối với mỗi nhóm chất là như thế nào, để từ đó chủ động chăm sóc bé, cho bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất, ba mẹ nhé!

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.