Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt dẫn đến thiếu ngủ khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ thiếu chất dinh dưỡng. Vậy trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì? Ba mẹ nên làm gì để ngủ ngon giấc? Hãy tham khảo ngay bài viết sau của Con Cưng để biết thêm thông tin, ba mẹ nhé!
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, cáu gắt khiến nhiều ba mẹ lo lắng
1. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì?
Trẻ 2 tuổi thường xuyên quấy khóc, gắt ngủ, giật mình giữa đêm,... Nguyên nhân có thể do cấu trúc não bộ đang trong quá trình hoàn thiện. Song, ba mẹ quan sát thấy con thường xuyên khóc đêm, mệt mỏi hay ốm vặt thì có thể do cơ thể đang thiếu chất. Vậy trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì? Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, cụ thể:
1.1. Trẻ thiếu sắt
Hàm lượng sắt trong cơ thể rất ít nhưng lại cần thiết cho sự sống. Sắt có mặt trong tế bào Hemoglobin giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, phản ứng chậm và hay khóc đêm. Do đó, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ cho bé trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu sắt như: yến mạch, hạnh nhân súp lơ, thịt bò, thịt gà, trứng,...
1.2. Trẻ thiếu kẽm
Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi kẽm đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy cân nặng và chiều cao của trẻ. Kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho con. Chưa kể, kẽm còn hỗ trợ sự phát triển của não bộ và góp phần quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh,...
Khi thiếu hụt kẽm, trẻ có thể gặp các vấn đề như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, kén ăn, rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, trẻ còn khó ngủ về đêm, hay quấy khóc, rối loạn vị giác, khứu giác,... Ba mẹ nên bổ sung thêm kẽm cho con từ các nguồn thực phẩm như: thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, tôm đồng, lươn,... để con phát triển khoẻ mạnh.
Nếu ba mẹ thắc mắc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì, thì kẽm là một trong số đó
1.3. Trẻ thiếu canxi
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì? Canxi cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con đấy. Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ thiếu canxi sẽ dễ gặp phải tình trạng xương kém phát triển, còi cọc, đau nhức tay chân. Thêm vào đó, trẻ thiếu canxi cũng thường khó ngủ sâu giấc, dễ giật mình, quấy khóc,... Khi thấy các dấu hiệu thiếu hụt canxi ở trẻ, ba mẹ cần tăng cường bổ sung các loại hải sản, hàu sữa, phô mai, sữa chưa,... vào thực đơn hàng ngày của con.
1.4. Trẻ thiếu đạm (protein)
Trẻ bị thiếu hụt chất đạm sẽ gặp tình trạng khó tập trung, ngủ kém và thường xuyên quấy khóc. Ba mẹ có thể quan sát một số biểu hiện thiếu đạm ở trẻ như sau:
. Ăn nhiều hơn bình thường, luôn có cảm giác thèm ăn nhưng lại thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải;
. Thiếu sự tập trung và kém linh hoạt, phản ứng chậm hơn trong hoạt động thường ngày;
. Móng tay có những dải trắng, dễ gãy và mọc chậm;
. Thường xuyên giật mình khi ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc;
Khi thấy con có những biểu hiện kể trên, ba mẹ nên bổ sung nguồn đạm tốt cho trẻ. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt bò, các loại cá, hạnh nhân, yến mạch,...
1.5. Thiếu hụt magie
Magie tham gia vào quá trình chuyển hoá ở hệ thần kinh và tim mạch. Dưỡng chất này kích thích sản xuất melatonin - hormone điều hoà nhịp sinh học của cơ thể. Không những thế, magie cũng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó làm dịu thần kinh.
Biểu hiện thiếu hụt magie thường gặp ở trẻ là khó ngủ, nhịp tim bất thường, co cứng cơ, nhịp tim bất thường, mắc bệnh về da,... Ba mẹ có thể bổ sung magie cho bé từ các loại thực phẩm như: chuối, bơ, gạo lứt, ngũ cốc,...
Trẻ thiếu hụt magie thường sẽ khó ngủ, nhịp tim bất thường, co cứng cơ,....
1.6. Thiếu vitamin D3
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì thì chính là vitamin D3. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi qua thành ruột và vận chuyển canxi đến xương hiệu quả. Chưa kể, vitamin D3 còn giúp phát triển xương và duy trì chất lượng giấc ngủ của bé.
Việc thiếu hụt vitamin D3 gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, đặc biệt là tình trạng khóc đêm, giật mình, ngủ không sâu giấc. Canxi trong cơ thể không được hấp thu vào máu sẽ khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn.
Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ 2 tuổi đúng cách, đúng liều lượng. Ba mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho trẻ qua các thực phẩm hàng ngày như: tôm, cá hồi, cá trích, nấm, sữa, sữa chua,… Ba mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin D3 cho bé bằng các loại thực phẩm chức năng.
2. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ hay khóc đêm
Ngoài nguyên nhân thiếu hụt dưỡng chất, trẻ khóc đêm còn có thể là do một số lý do sau đây:
. Sức đề kháng của trẻ 2 tuổi còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, dẫn đến nghẹt mũi. Khi đó, trẻ phải thở bằng miệng gây ra tình trạng khô họng, giấc ngủ chập chờn khiến trẻ quấy khóc;
. Trẻ 2 tuổi khóc đêm do không gian ngủ có tiếng ồn, đặc biệt là âm thanh lớn khiến trẻ giật mình;
. Trẻ quen hơi với người chăm sóc hoặc quen với tư thế ngủ được ôm vào lòng. Khi thay đổi tư thế hoặc người chăm sóc rời đi sẽ khiến trẻ bất an, thức giấc và quấy khóc;
. Trẻ bị đói, quấy khóc và đòi ăn;
. Trẻ ngủ vào ban ngày quá nhiều hoặc ngủ quá sớm vào buổi tối;
. Trẻ ngủ ngay sau khi ăn dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vì thiếu chất, trẻ khóc đêm còn vì rất nhiều nguyên nhân khác
3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ khóc đêm?
Đến đây, hẳn ba mẹ đã biết trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì và các nguyên nhân có liên quan. Trẻ 2 tuổi khóc đêm sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Do đó, ba mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý ngay. Cụ thể:
. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để con phát triển toàn diện và ngủ ngon giấc. Ba mẹ có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm trong bữa ăn hoặc tham khảo các loại thực phẩm chức năng uy tín. Ba mẹ có thể tham khảo vitamin Gummies CHEWY VITES đến từ Anh Quốc. Gummies CHEWY VITES bổ sung Multi-Vit và Probio chứa đến 11 vitamin và khoáng chất thiết yếu và 1 tỷ lợi khuẩn probiotics. Đáng chú ý hơn khi 1 tỷ lợi khuẩn này thuộc 2 chủng Bifidobacterium infantis và Lactobacillus rhamnosus, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, duy trì đường tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con từ các loại thực phẩm chức năng uy tín
. Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài như: chăn gối, nhiệt độ phòng, bỉm,... Ba mẹ cần đảm bảo chăn gối của con luôn sạch sẽ, phòng thoáng đãng, không ruồi muỗi, nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh,...
. Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt của con phù hợp. Ba mẹ không nên cho trẻ ngủ ngày quá nhiều và không nên để trẻ ngủ quá sớm vào buổi tối;
. Không để trẻ vui chơi, nô đùa quá mạnh trước khi ngủ;
. Đọc sách hoặc bật nhạc nhẹ và vỗ về con trước khi ngủ;
. Khuyến khích trẻ vui chơi, hoạt động thể chất vào ban ngày để con ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Ba mẹ nên khuyến khích con vui chơi, hoạt động thể chất vào ban ngày để tối ngủ ngon hơn
4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu tình trạng trẻ thường xuyên quấy khóc, la hét, giật mình giữa giấc ngủ kéo dài và lặp lại, thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bác sĩ. Bởi hệ thần kinh của con còn non yếu, khó để chống lại các tác nhân gây hại. Đặc biệt là tình trạng quấy khóc đêm còn kèm theo nóng sốt, rụng tóc, ăn uống kém, mệt mỏi, suy nhược,...
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì và các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho ba mẹ trên hành trình nuôi con lớn khôn. Ba mẹ đừng quên truy cập vào website concung.com hoặc App Con Cưng để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại ba mẹ ở bài viết tiếp theo!