05 lời khuyên của các bác sĩ sản khoa dành cho mẹ mang thai tuần 21
11:13AM - Thứ Ba | 13-04-2021
1.1k

Những hoạt động của thai nhi 21 tuần trong bụng mẹ vô cùng “sôi động”. Nắm bắt cụ thể các hoạt động này, mẹ hoàn toàn có thể tránh được những cảm giác khó chịu trong tuần thai 21. Do đó, Con Cưng đã tổng hợp 05 lời khuyên thiết thực dành riêng cho mẹ mang thai tuần 21.

Trong tuần thai này, ngoài một số các triệu chứng gây khó chịu như: chảy máu nướu răng, giãn tĩnh mạch, đau lưng, chướng bụng,... thì mẹ bầu còn rất có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Để hạn chế những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, mẹ mang thai tuần 21 nên chăm sóc bản thân thật tốt và thực hiện theo 05 lời khuyên hữu ích dưới đây.

Vận động cho mẹ bầu cần vừa sức

 

Yoga hoặc đi bộ là 2 bộ môn vận động cho mẹ bầu được ưa chuộng

 

thai nhi 21 tuần đã tăng trưởng mạnh về kích thước khiến bụng mẹ to hẳn lên, song các bài tập vận động cho mẹ bầu vẫn nên được duy trì. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý lựa chọn các bài tập vừa sức và nhẹ nhàng.

Trong số các bộ môn dành cho mẹ bầu, yoga và đi bộ là 2 bài tập được các mẹ bầu ưa chuộng nhất hiện nay. 2 bộ môn này không chỉ giúp mẹ kiểm soát được tình trạng tăng cân, mà còn giúp hạn chế các triệu chứng như: đau lưng, táo bón, điều phối hơi thở, giảm căng thẳng để ngủ ngon hơn. Đồng thời, thai nhi trong bụng mẹ phát triển tốt hơn khi quá trình trao đổi chất từ mẹ vào con gia tăng. Mẹ chỉ có thể nhận được những lợi ích này khi giữ thói quen tập luyện đều đặn và đúng cách.

Kê cao chân

Mẹ mang thai tuần 21 bắt đầu xuất hiện triệu chứng sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Đây là kết quả của quá trình chất lỏng và thể tích máu trong cơ thể bà bầu tăng lên so với trước đó tới 50% khiến nhiều bộ phận vì vậy mà sưng lên. Đặc biệt là ở mắt cá chân và bàn chân. Để khắc phục được tình trạng này, mẹ nên kê cao chân, đồng thời thay đổi tư thế thường xuyên khi nằm.

Kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu chỉ nên tăng cân phù hợp theo tuần thai

 

Tăng cân nhanh chóng khi mang thai là vấn đề thường gặp ở các bà bầu. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, cũng như sự phát triển ổn định của thai nhi.

Do đó, tăng bao nhiêu cân, tốc độ tăng cân thế nào sẽ được bác sĩ khuyến cáo và tư vấn trong mỗi lần khám. Nếu như chưa tới hạn mà mẹ tăng cân vượt mức hay tăng cân chậm so với số cân mà bác sĩ đưa ra, thì mẹ cần có những biện pháp điều chỉnh về mức cân phù hợp.

Hạn chế táo bón

Mang thai tuần 21, mẹ bầu thường mắc nguy cơ về đầy hơi và táo bón. Trong khi đó, hoạt động thể chất là cách tốt nhất giúp kích thích cơ ruột hoạt động. Do đó, mẹ bầu cần vận động và tập thể dục thường xuyên, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày, cũng như bổ sung thực phẩm giàu chất xơ,... chính là những giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng táo bón.

Bổ sung thêm sắt

Thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến diễn ra không chỉ trong lúc mang thai tuần 21 mà còn trong suốt hành trình mang thai của mẹ. Do vậy, nhu cầu bổ sung sắt cho mẹ bầu là đặc biệt cần thiết. Thông thường, mẹ mang thai cần bổ sung lượng sắt đủ từ 30 – 50mg để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho bản thân và thai nhi. Song, liều lượng này có thể thay đổi, tùy thuộc vào kết quả khám và xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo liều lượng thích hợp.

Bên cạnh dùng viên sắt, mẹ bầu có thể dùng: cá mòi, thịt bò, rau bina, yến mạch, rong biển,... Đây là nhóm các thực phẩm giàu sắt mà mẹ có thể dễ dàng chế biến. Ngoài ra, các bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo sữa bầu là top các thực phẩm mà mẹ bầu nhất thiết phải dùng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Mẹ nhớ đến với Con Cưng để có thể lựa chọn thương hiệu sữa bầu mình yêu thích. Hàng chục thương hiệu sữa bầu uy tín trong và ngoài nước đều có mặt tại Con Cưng. Tất cả đều chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và được đảm bảo về chất lượng. Mẹ dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com để có thể mua sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Tin Tức Sự Kiện
Close video
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.