Bước vào giữa tam cá nguyệt thứ 2 như tuần thai thứ 23, cân nặng của mẹ tăng lên đáng kể, khoảng 5 - 7kg. Đồng thời, cơ thể mẹ sẽ có không ít thay đổi. Chắc chắn những dấu hiệu khác lạ đó sẽ khiến hội bỉm sữa không khỏi thắc mắc và lo lắng.
Trong bài viết sau, Con Cưng sẽ chia sẻ chi tiết những thay đổi này. Mẹ tham khảo kỹ để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
Thay đổi sắc tố da
Phần lớn phụ nữ khi mang thai, trên bụng sẽ xuất hiện những đường sọc nâu. Các đường dọc này kéo dài từ giữa rốn đến phía trên vùng kín - được gọi là đường linea nigra. Nguyên nhân xuất hiện các đường sọc nâu này chủ yếu là do một loại hormone thai kỳ gây ra, đặc biệt với những mẹ trước đó có da tối màu thì những đường sọc này sẽ được nhìn thấy rõ hơn.
Tương tự, sự thay đổi sắc tố da cũng diễn ra mạnh mẽ ở quầng vú, những vết tàn nhang thậm chí là nám da xuất hiện nhiều trên gò má. Ngoài ra, lòng bàn tay và bàn chân khi mẹ mang thai tuần 23 có thể chuyển sang màu đỏ, tình trạng phát ban da toàn thân cũng dễ xảy ra hơn. Các vết rạn trên cơ thể lúc này có xu hướng chuyển màu sang hồng hoặc tím. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá, vì đa phần tình trạng trên sẽ giảm đi sau khi sinh xong một vài tháng.
Sắc tố da thay đổi khi mang thai tuần 23
Mẹ mang thai tuần 23 cảm nhận rõ rệt những cử động của thai nhi
Khi thai nhi 23 tuần, mẹ đã dần quen với những chuyển động của con trong bụng. Việc tập luyện hằng ngày của bé thường xoay quanh các vận động như: di chuyển các cơ bắp ở ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân. Những chuyển động đó ngày càng có lực hơn giúp mẹ có thể cảm nhận rõ ràng, thậm chí nhiều lúc mẹ sẽ cảm thấy nhoi nhỏi và khó chịu.
Nhanh đói và hay bị đầy hơi
Việc mẹ nhanh đói và có thể ăn rất nhiều trong giai đoạn mang thai tuần 23 được coi là một tín hiệu đáng mừng. Bởi, đây là cách cho thấy thai nhi 23 tuần đang cần mẹ bổ sung dưỡng chất để tiếp tục hành trình phát triển. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lọc những dưỡng chất thực sự có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con.
Đầy hơi khi mang thai ở tuần thứ 23 cũng là một rối loạn thường gặp. Dù biết mẹ mang thai tuần 23 ăn nhiều để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng khá cao cho thai phát triển và năng lượng cho mẹ, nhưng hormone thai kỳ - progesterone lại có tác dụng khiến đường tiêu hóa “thư giãn”, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi khó tiêu. Điều này được khoa học lý giải là do các chất dinh dưỡng cần có nhiều thời gian hơn để hấp thu vào trong máu, từ đó di chuyển tới cho thai nhi.
Triệu chứng đầy hơi khi mang thai sẽ thường xuất hiện với tần suất dày đặc trong các tuần thai cuối của tam cá nguyệt thứ 2. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên dự trữ sẵn trái cây và một số thức ăn nhẹ lành mạnh. Đặc biệt, mẹ cần uống nhiều nước để thúc đẩy hoạt động của các cơ quan.
Ngáy to khi ngủ
Ngáy to khi ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi mẹ mang thai tuần 23. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do mẹ bầu tăng cân. Việc tăng cân nhanh rất dễ khiến mẹ nghẹt mũi và niêm mạc bị sưng. Để giảm thiểu việc ngáy to khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng, nhất là nằm nghiêng sang trái, đồng thời kết hợp với đeo băng dán thông mũi hoặc dùng máy xông tinh dầu để tạo độ ẩm phòng.
Ngáy to khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở mẹ mang thai tuần 23
Chảy máu nướu răng
Mẹ mang thai tuần 23 đừng hoang mang khi thỉnh thoảng lại thấy một ít máu trên bàn chải đánh răng nhé. Do tác động của thay đổi hormone đã dẫn đến tình trạng này. Nướu/ lợi của mẹ sẽ bị sưng nhiều hơn bình thường. Để hạn chế, mẹ nên dùng chỉ nha khoa mỗi khi thức ăn mắc kẹt ở răng. Ngoài ra, thay cho thói quen đánh răng khi trước, mẹ nên dùng nước súc miệng như sản phẩm Nước súc miệng Listerine Coolmint. Song, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn xử lý mẹ nhé, nếu chảy máu nướu răng trầm trọng.
Đau và ngứa bàn tay
Khi mang thai, cơ thể của nhiều mẹ rơi vào tình trạng sưng, phù nề, nhất là ở các tuần giữa cuối tam cá nguyệt thứ 2. Tình trạng này thường gây áp lực lên các dây thần kinh ở cổ tay. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác đau và ngứa râm ran ở bàn tay.
Tình trạng này tương tự như hội chứng chèn ép thần kinh giữa/ ống cổ tay. Đặc biệt với các mẹ bầu là nhân viên văn phòng sẽ thường gặp các tình trạng này hơn. Để hạn chế cảm giác khó chịu trên, mẹ hãy thường xuyên dành ra 5 phút cho việc co duỗi bàn tay, đồng thời đảm bảo ngồi đúng tư thế, giữ cổ tay thẳng, cánh tay vuông góc, khuỷu tay cao hơn bàn tay trong lúc làm việc nhé.
Mọi vấn đề liên quan đến mẹ bầu và em bé sẽ được Con Cưng tổng hợp và chia sẻ trên App Con Cưng và tại website www.concung.com. Mẹ nhớ tiếp tục theo dõi và tìm hiểu thật kỹ để hành trình mang thai, vượt cạn và chăm con của mình diễn ra thật nhẹ nhàng và tốt đẹp nhé! Với hơn 10 năm đồng hành cùng cha mẹ Việt, Con Cưng đang là nơi mua sắm được tin yêu bậc nhất. Đây cũng chính là động lực để Con Cưng phát triển hơn. Con Cưng cảm ơn gia đình mình thật nhiều.