Mang thai tuần 24: Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
11:44AM - Thứ Ba | 13-04-2021
2.3k

Mang thai tuần 24, mẹ bầu không còn nhìn thấy đầu gối của mình nữa. Bởi bụng của mẹ lúc này đã lớn hơn rất nhiều. Mẹ đi đứng khó khăn, chưa kể giấc ngủ của mẹ rất khó mà sâu giấc. Hãy để Con Cưng mách mẹ, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai này để mẹ có thể chủ động ứng phó tốt nhất nhé.

Thực ra, cơ thể mẹ bầu thay đổi không nhiều khi mang thai tuần 24. Song, mỗi thay đổi đều rất có thể khiến mẹ khó chịu. Với mong muốn giúp mẹ thoải mái trong từng giây phút khi mang thai, Con Cưng vì vậy đã tổng hợp tất cả các thay đổi của mẹ. 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 24?


Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 24

 

Ở thời điểm chuyển giao giữa tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt cuối cùng như khi mang thai tuần 24, cơ thể mẹ bầu thay đổi tuy không quá nhiều nhưng khá rõ ràng. Cụ thể như:

  • Bụng mẹ ngày càng căng hơn, các vết rạn da cũng xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ hãy yên tâm, vì các vết rạn da này sẽ mờ dần sau khi sinh.
  • Rốn mẹ lúc này nhô ra nhiều hơn.
  • Mẹ có thể gặp phải tình trạng đau nửa đầu
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân thi thoảng sẽ ngứa và nổi mẩn đỏ
  • Mẹ thường xuyên bị nấc cụt và chuột rút
  • Giảm ham muốn tình dục: Vì bụng mẹ mang thai tuần 24 ngày càng nhô to ra, vì vậy vận động trở nên khó khăn đã khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn và không thoải mái khi quan hệ. Song, vẫn có không ít mẹ cảm thấy ham muốn hơn. Tốt nhất, cả 2 vợ chồng cần trao đổi thẳng thắn để thấu hiểu nhu cầu của nhau.
  • Hội chứng ống cổ tay là triệu chứng sưng ống cổ tay khá phổ biến, dấu hiệu sưng đỏ và to này càng rõ rệt khi thai nhi 24 tuần. Giải pháp cho mẹ mà nên thường xuyên thư giãn tay. Nếu thấy tình trạng đau nhức trầm trọng hơn, mẹ hãy xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.


Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân khiến tay mẹ tê cứng, đau nhức

  • Đau bụng dưới: tử cung của mẹ mang thai tuần 24 tiếp tục mở rộng khiến dây chằng ngày càng căng và có thể gây ra một số cơn đau bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kèm theo một số dấu hiệu như: sốt, ớn lạnh, hay chảy máu âm đạo, thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tốt nhất nhé.

Những lời khuyên hữu ích cho mẹ mang thai tuần 24

Cải thiện giấc ngủ: Từ tuần 24 trở đi, mẹ bầu rất khó có được giấc ngủ ngon vì bụng bầu ngày càng lớn. Mẹ có thể áp dụng biện pháp khắc phục như: dùng trà ngủ đêm Humana, vận động khi mang thai với những bài tập nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, giúp ngủ ngon hơn.


Vận động khi mang thai thường xuyên giúp máu huyết mẹ bầu lưu thông, cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Theo dõi cân nặng: Tỷ lệ tăng cân lý tưởng khi mang thai đối với mẹ bầu là 11 - 16kg và tăng trung bình 400g - 450g mỗi tuần. Khi không kiểm soát được cân nặng, mẹ bầu rất có nguy cơ đối diện với một số bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Mẹ có thể kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và kế hoạch vận động khi mang thai phù hợp.

Mẹ cũng cần biết, khi tăng cân, mẹ không thể nào tránh khỏi tình trạng rạn da. Để cải thiện tình trạng này, mẹ đừng quên chú ý sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem chống rạn nhé. Con Cưng gợi ý giúp mẹ một sản sản phẩm kem chống rạn uy tín và hiệu quả đang bán chạy tại Con Cưng như: Kem trị rạn da Sanosan, Dầu giảm rạn da và làm mờ sẹo Bio-Oil, Bơ đậm đặc ngăn ngừa rạn da vùng bụng Palmers,...

Mẹ đã sẵn sàng để bước vào tuần 24 của thai kỳ với những trải nghiệm thú vị chưa nào? Mẹ hãy nỗ lực chăm sóc tốt cho không chỉ bản thân mà còn cả em bé trong bụng nữa, mẹ nhé. Con Cưng sẽ luôn đồng hành cùng mẹ, chia sẻ với mẹ hàng loạt những kiến thức chăm sóc mẹ bầu và em bé an toàn, cũng như cập nhật liên tục thông tin các sản phẩm và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mẹ chỉ cần sử dụng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com là có thể nắm bắt tất cả. Mẹ nhớ nhé!

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.