Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?
11:52AM - Thứ Tư | 14-04-2021
2.8k

Thai nhi 25 tuần là thời điểm con đang bước vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2. Nhìn con lúc này đã mũm mĩm hơn rất nhiều. Chưa hết, con còn khá nghịch và năng vận động hơn nữa đấy. Hãy để Con Cưng liệt kê chi tiết giúp mẹ sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 25 nha!

Qua mỗi tuần, em bé trong bụng mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Nắm rõ các thay đổi của con ở từng tuần sẽ giúp mẹ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe thật tốt nhằm giúp bé yêu có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện hơn. Mẹ mang thai tuần 25 có tò mò quá trình phát triển của bé trong tuần thai này không?

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần

Thai nhi 25 tuần có hình dáng khá lớn, tính từ đầu đến gót chân đã dài khoảng 37.6 cm. Con lúc này có trọng lượng khoảng 680 gram. Con cũng rất năng động, mẹ nhé. Khi nằm yên, mẹ sẽ cảm nhận được con đang “nhảy múa” và “nô đùa” hoạt bats như thế nào trong bụng mẹ.

Thai nhi 25 tuần là giai đoạn phát triển ổn định của bé

 

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần không chỉ dừng lại ở vóc dáng và các cú lộn nhào năng động này thôi. Con vẫn còn những điểm tăng trưởng và phát triển đáng chú ý khác. Cụ thể như sau:

  • Cơ thể bé bắt đầu tích mỡ. Vì vậy, hình hài của thai nhi 25 tuần trông khá tròn trịa và mũm mĩm hơn. Các phản xạ của con cũng đang phát triển.
  • Các mao mạch trên da được hình thành. Nhờ có các mao mạch này, lượng máu vận chuyển dưới da được tăng lên và đó là lý do giúp bé trông hồng hào hơn.
  • Tế bào cảm thụ thị giác (gồm 2 loại tế bào nón và tế bào que) đã hình thành. Từ đó, bé đã có thể cảm nhận được sáng tối.
  • Thính giác của bé phát triển và đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ và các âm thanh khác. Đồng thời, mũi và lỗ mũi của thai nhi cũng bắt đầu làm việc. Nhờ đó, thai nhi bắt đầu hít nước ối.
  • Cảm giác thăng bằng của con đã tốt hơn, biết đường bơi lên bơi xuống. Đây là tiền đề thành lập ngôi thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Thai nhi 25 tuần đã chính thức có dấu vân tay của riêng mình rồi. Bên cạnh đó, dấu nếp gấp trong lòng bàn tay cũng đang dần hiện ra.

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 25

Song song với sự phát triển của thai nhi, thể chất và tinh thần của mẹ cũng có nhiều thay đổi trong tuần thai thứ 25. Như như ở các tuần giữa của tam cá nguyệt thứ 2, mẹ khá thoải mái và dễ chịu thì đến tuần thứ 25 của thai kỳ - thời điểm chuẩn bị bước vào vào tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ sẽ dễ mệt mỏi và uể oải hơn. Bởi đây là lúc em bé bắt đầu nghịch hơn và tăng trưởng hơn cả về cân nặng lẫn chiều dài. Nhưng mẹ bầu hãy yên tâm nhé, những lưu ý sau từ Con Cưng sẽ phần nào giúp mẹ biết nên điều chỉnh những gì để giữ gìn sức khỏe mẹ bầu trong giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ 2 này. Cụ thể như sau:

Tiếp tục duy trì chế độ ăn lành mạnh

Mẹ đừng giữ quan niệm "ăn cho 2 người". Thay vào đó, mẹ chỉ nên ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con. Mẹ nên tích cực bổ sung chất xơ, sắt, magie,... từ nhóm rau củ quả và trái cây. Các loại sữa bầu như: Friso Mum Gold, Similac Mom, Meiji Mama,… đang là những lựa chọn dinh dưỡng hàng đầu của các mẹ khi đến với Con Cưng.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm nhiều các loại sữa bầu uy tín cả trong và ngoài nước tại website www.concung.com, hoặc tại App Con Cưng. Đây cũng là 2 kênh giúp mẹ mua sắm online một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời mẹ còn được giao hàng miễn phí và vô cùng nhanh chóng.

Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập phù hợp và với cường độ vừa sức sẽ có thể giúp cho sức khỏe mẹ bầu thêm dẻo dai linh hoạt. Mẹ nhớ tuyệt đối tránh các môn đối kháng, nâng vật nặng và nằm ngửa mẹ nhé.


Mẹ mang thai tuần 25 nên tập thể dục nhẹ nhàng

 

Uống nhiều nước mỗi ngày

Mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này bao gồm cả nước lọc, sữa bầu, nước ép, canh,... Với hàm lượng này, mẹ có thể tránh gặp phải tình trạng táo bón, đầy hơi và trĩ.

Đừng quên dưỡng ẩm cho da

Mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng rạn da. Tình trạng này sẽ càng trở nặng ở những tuần cuối của tam cá nguyệt thứ 2 và suốt thời gian tam cá nguyệt cuối cùng. Các vết rạn thường xuất hiện ở một số vị trí: ngực, bụng, đùi và mông. Vì thế, mẹ đừng quên thoa kem dưỡng để da luôn mềm mại, có độ đàn hồi tốt, giúp phòng chống rạn da và khô da gây ngứa khó chịu nhé.

Mẹ cũng cần lưu ý sử dụng các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, tránh gây kích ứng cho dạ mẹ. Con Cưng gợi ý giúp mẹ một số sản phẩm kem/ dầu chống rạn da chuyên dành cho mẹ bầu đang được rất nhiều mẹ tin dùng như: Dầu giảm rạn da và làm mờ sẹo Bio-Oil 125ml, Kem ngăn ngừa và giảm vết rạn khi mang thai Palmer 125gr, Kem trị rạn da Sanosan,...

Kiểm soát cảm xúc để hạn chế căng thẳng và lo lắng

Thời điểm chuyển dạ và vượt cạn sẽ không còn lâu nữa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những mẹ mẹ có tư tưởng thiếu tích cực lúc thường có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Đồng thời, sức khỏe mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý. Mẹ có thể chán ăn và hay mệt mỏi, lười vận động,... khi tâm trạng buồn chán. Do đó, mẹ cần học cách cân bằng tâm trạng ngay từ khi mang thai.

Chuẩn bị kiến thức sơ sinh và đồ cho bé

Từ tuần 25 trở đi, mẹ hãy dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm hiểu sâu hơn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Đồng thời, mẹ cũng đã có thể ngắm dần những món đồ để chuẩn bị đón bé yêu chào đời rồi đó.

Đây không phải là thời điểm quá sớm để chuẩn bị đồ cho ngày chuyển dạ và đồ cho trẻ sơ sinh đâu, mẹ nhé! Mẹ bầu hãy luôn, bên cạnh mình vẫn luôn có bạn đồng hành đáng tin cậy là Con Cưng. Mẹ hoàn toàn có thể tìm mua các sản phẩm chăm sóc - dinh dưỡng cho mẹ và bé tại chuỗi cửa hàng Con Cưng trên toàn quốc. Mẹ cũng có thể dùng App Con Cưng hoặc truy cập website https://concung.com để mua sắm online một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tin Tức Sự Kiện
Close video
17761
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.