Mang thai tuần 27 là thời điểm đầu mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ sẽ thường xuyên mất ngủ, khó thở và tinh thần còn không ổn định. Con Cưng đã tổng hợp một số lưu ý khi mang thai ở tuần 27 để giúp mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân và sẵn sàng chào đón thiên thần sắp chào đời.
Thai nhi 27 tuần có cân nặng khoảng 900g, dài khoảng 36,8cm. Phổi, gan và hệ thống miễn dịch của thai nhi 27 tuần vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Để đảm bảo mẹ và bé có một sức khỏe tốt nhất, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý lớn sau.
Mẹ mang thai tuần 27 cần lưu ý những gì?
Thai nhi 27 tuần đã dần bắt đầu ổn định tại một vị trí thích hợp cho việc chào đời. Để làm được điều này, thì đầu của thai nhi và trọng lượng tử cung của mẹ sẽ phải nằm ổn định trên dây thần kinh hông ở phần dưới cột sống của mẹ. Cũng vì vậy mà mẹ có thể sẽ phải trải qua tình trạng đau nhói, ngứa, tê ở mông hoặc lưng dưới và nó sẽ lan dần xuống một trong hai chân. Đây là những triệu chứng của tình trạng đau thần kinh tọa. Để giúp giảm đau hiệu quả, mẹ hãy ghi nhớ một vài lưu ý khi mang thai tuần 27 như sau nhé:
Ngồi
Khi mang thai, mẹ nên ngồi nhiều hơn để thả lỏng đôi chân và tránh các hoạt động không cần thiết. Mẹ áp dụng thường xuyên lưu ý này sẽ giúp giảm đi tình trạng tê đau ở chân và lưng một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, việc nằm xuống ở một tư tế thoải mái nhất cũng có thể giúp mẹ giảm được tình trạng này.
Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái giúp mẹ bầu giảm cơn đau vùng chân và lưng hiệu quả.
Làm ấm
Sử dụng miếng dán nhiệt để dán vào những chỗ đau cũng có thể giúp mẹ giảm nhẹ cơn đau hiệu quả. Nếu không có miếng dán nhiệt, mẹ hãy thử ngâm mình trong nước ấm nhé. Phương pháp này không chỉ có tác dụng giảm đau, mà còn giúp tinh thần mẹ dễ chịu và thư thái hơn rất nhiều.
Tập thể dục
Khi mang thai tuần 27, mẹ hãy thực hiện một số động tác như nghiêng xương chậu hay co duỗi cơ thể. Việc tập luyện thường xuyên giúp mẹ giảm một phần áp lực phải chịu, cũng như giúp cơ thể dẻo dai và tràn đầy năng lượng hơn.
Bơi lội
Khi tập thể dục dưới nước hay bơi lội, cơ thể mẹ không chỉ được giải thoát trọng lượng, mà còn hỗ trợ làm giảm những cơn đau hông hiệu quả. Ngoài ra, bơi còn giúp giãn vùng cơ bắp ở lưng nên cũng giúp mẹ giảm đau tốt hơn.
Bơi lội giúp mẹ giãn cơ và giảm các cơn đau vùng lưng và hông.
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi mang thai tuần 27?
Khi mang thai tuần 27 cũng như ở tam cá nguyệt cuối cùng nói chung, nguy cơ sinh non khá thấp. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ vẫn nên lưu ý về các dấu hiệu sinh non. Có một số dấu hiệu sinh non phổ biến như:
- Chuột rút thường xuyên kèm theo các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy.
- Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên mà không thuyên giảm.
- Liên tục xuất hiện các cơn đau ở vùng lưng dưới.
- Dịch tiết âm đạo có thay đổi bất thường như có dạng lỏng, có lẫn máu màu nâu hoặc màu hồng nhạt...
- Mẹ cảm giác được áp lực lên vùng đùi, háng, xương chậu tăng lên, đau hơn.
- Âm đạo của mẹ bị rò rỉ nước từng giọt đều đặn hoặc chảy theo dòng.
Trên thực tế, nếu mẹ gặp phải những triệu chứng như trên cũng chưa hẳn là dấu hiệu sinh non. Song, mẹ cần thăm khám bác sĩ khi cơ thể có những biểu hiện này để đảm bảo thai nhi chắc chắn an toàn.
Cùng với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và thăm khám sức khỏe định kỳ, mẹ mang thai tuần 27 cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là phương pháp đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện.
Ngoài các bữa ăn hằng ngày, mẹ nên tiếp tục duy trì uống thêm các loại sữa bầu như: Sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani, Sữa bầu Meiji mama 350g, Sữa bầu Friso Mum Gold 400g hương cam,… Để có thể mua được loại sữa bầu mình yêu thích, mẹ chỉ cần ghé đến cửa hàng Con Cưng gần nhất, hoặc mẹ cũng thể dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website: www.concung.com.