Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi mang thai tuần 28
09:47AM - Thứ Ba | 20-04-2021
3.4k

Mang thai tuần 28, cơ thể mẹ sẽ rất nặng nề và gặp không ít những cảm giác khó chịu như: ợ nóng, táo bón, đau lưng,... Và tất cả đều trở nên nghiêm trọng hơn so với các tuần trước. Để xoa dịu những cảm giác này, Con Cưng đã tổng hợp một số lưu ý khi mang thai tuần thứ 28. Mẹ tìm hiểu ngay nhé!

Các lưu ý mà Con Cưng chia sẻ với mẹ trong bài viết này không chỉ liên quan đến mỗi sức khỏe của mẹ, mà còn cả quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ mang thai tuần 28 cần tham khảo kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thai nhi 28 tuần đã dần ổn định vị trí thích hợp để chào đời

 

Lưu ý các vấn đề liên quan tới xét nghiệm khi mang thai tuần 28

Một vài những xét nghiệm khi mang thai cần được thực hiện trong thời gian này để so sánh với các chỉ số của tuần thai trước đó. Các xết nghiệm này thông thường sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ và quá trình khám của bác sĩ mà mẹ sẽ được:

  • Tiến hành đo cân nặng và huyết áp,
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường cũng như hàm lượng đạm trong cơ thể,
  • Đo nhịp tim cho thai nhi 28 tuần,
  • Sờ nắn bên ngoài để đo kích thước tử cung và đánh giá sự tương quan với dự đoán ngày em bé chào đời,
  • Đo chiều cao của đáy vị hay còn gọi là đỉnh tử cung,
  • Tiến hành xét nghiệm để kiểm tra nồng độ glucose trong máu,
  • Xét nghiệm máu nếu mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu,
  • Ngoài ra, lần kiểm tra này mẹ cũng sẽ được tiêm vắc xin bạch hầu.

Khi mang thai ở tuần 28 mẹ bầu cần lưu ý những gì?

 

Dựa vào tình hình thực tế của cả mẹ và bé mà bác sĩ có thể chỉ định thêm những kiểm tra khác. Thời điểm này vô cùng quan trọng để mẹ đi thăm khám, nên mẹ lưu ý nhé.

Một số lưu ý giúp mẹ giảm sưng phù chân khi mang thai tuần 28

Việc bị sưng phù chân khi mang thai, mà đặc biệt là khi mang thai tuần 28 là một hiện tượng bình thường. Để giảm tình trạng này, mẹ hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Mẹ hãy lựa chọn tư thế nằm nghiêng để giảm áp lực máu tụ ở chân.
  • Nếu phải ngồi lâu, mẹ nên đặt ghế ở dưới và gác chân lên để tránh tình trạng mỏi và tê chân.
  • Hạn chế việc bắt chéo chân khi đang ngồi để tránh máu không lưu thông.
  • Không nên đứng một chỗ quá lâu mà thường xuyên đi lại để máu được lưu thông.
  • Mẹ nên tắm bằng nước ấm và tập thói quen ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
  • Tập thể dục cũng là phương pháp giúp giảm sưng phù chân hiệu quả cho mẹ bầu.
  • Mẹ nên kiểm soát cân nặng để tránh bị tăng cân quá mức.
  • Luôn lựa chọn cho mình đôi giày, dép thoải mái khi di chuyển.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Trong giai đoạn này, mẹ nên duy trì bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ, sắt, canxi,… Để đảm bảo chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, mẹ đừng quên uống sữa bầu hằng ngày. Mẹ có thể tham khảo một số các sản phẩm sữa bầu đang được rất nhiều các mẹ yêu thích như: Sữa bầu Friso Mum Gold 400g hương cam, Sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani, Sữa bầu Meiji mama 350g,…

 

Mẹ nên chọn cho mình chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để giảm tình trạng sưng phù chân

 

Trong trường hợp chân bị sưng phù lâu ngày đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng, mờ mắt… thì mẹ nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Bởi, những triệu chứng này khá tương đồng với các dấu hiệu của tiền sản giật.

Mẹ cũng nên lựa chọn trang phục thoải mái để thuận tiện trong việc di chuyển và sinh hoạt. Đối với quần áo mẹ bầu, Con Cưng khuyên mẹ nên chọn các loại quần lót có chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát và độ co giãn cao để luôn mang đến sự thoải mái nhất cho mẹ. Đến cửa hàng Con Cưng gần nhà nhất, hoặc sử dụng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com, mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy những trang phục vừa đẹp mắt vừa cần thiết cho mẹ bầu. Mẹ tham khảo ngay, mẹ nhé!

Tin Tức Sự Kiện
Close video
3
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.