Mẹ mang thai tuần 30 chuyển dạ sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự an toàn và sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh non tuần 30 mà mẹ cần tìm hiểu đầy đủ để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
Sinh non là tình trạng em bé sinh ra sớm hơn dự kiến. Sẽ không sao nếu bé sinh sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nếu mẹ chuyển dạ từ khi thai nhi 30 tuần thì có nhiều nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và bé. Con Cưng sẽ nêu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu và những lưu ý cần thiết để mẹ có thể chủ động phòng tránh nguy cơ sinh non khi mang thai tuần 30.
Sinh non khi mang thai 30 tuần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai 30 tuần có nguy cơ sinh non
Sinh non thực ra ra là hiện tượng bé chào đời quá sớm so với dự kiến. Sinh non thường được phân loại như sau:
- Dưới 28 tuần là sinh cực non.
- Từ 28 - 32 tuần là sinh rất non.
- Từ 33-36 tuần là sinh non muộn.
Trên thực tế có tới 50 % trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân. Số còn lại thường là do các yếu tố sau:
- Do thai nhi: Thai bị vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng hay viêm màng ối do nhiễm trùng,…
- Do bệnh lý của mẹ: Mẹ bị hở eo tử cung, tử cung bị dị dạng, có tiền căn sản giật nặng, tuổi mẹ quá ít hoặc quá cao, mẹ có tiền sử sinh non, nghề nghiệp và điều kiện làm việc của mẹ không tốt, mẹ bị cao huyết áp, mẹ bị viêm đài bể thận, mẹ bị viêm ruột thừa, tiền căn sảy thai hoặc nạo thai. Mẹ hút thuốc, uống rượu, căng thẳng trầm trọng, sinh hoạt không lành mạnh,... Ngoài ra, mẹ lười vận động hoặc điều kiện sống quá thấp cũng dễ sinh non.
- Do nhau thai: Sinh non khi mang thai 30 tuần có thể do nhau tiền đạo, bong non, nhau cài răng lược, thiểu năng nhau khiến dinh dưỡng không đủ cho thai.
Cách phòng ngừa sinh non hiệu quả ở mẹ bầu 30 tuần
Sinh non tuần 30 khiến bé có thể gặp rất nhiều rủi ro. Mặc dù trên thị trường có một số loại thuốc phòng ngừa nguy cơ sinh non, nhưng không phải lúc nào các loại thuốc này cũng phát huy được tác dụng. Bởi thế, việc chủ động phòng tránh từ mẹ là điều rất cần thiết. Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa sinh non sau đây:
Mẹ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện ra các tình trạng bất ổn của thai nhi
- Trong suốt thai kỳ, mẹ hãy uống đủ nước hàng ngày. Thói quen này rất tốt cho sức khỏe và cũng ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu cho tử cung.
- Mẹ bầu không nên nhịn tiểu nhiều. Mẹ nên lau sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh để hạn chế viêm nhiễm.
- Tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng bên trái hoặc nghiêng phải, hạn chế nằm ngửa.
- Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, hạn chế tối đa các yếu tố gây căng thẳng trong quá trình mang thai. Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung sữa bầu và các loại hạt nhiều dinh dưỡng.
- Mẹ nhớ khám thai đều đặn để bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đồng thời kiểm soát được các dấu hiệu bất thường khi mang thai.
- Mẹ bầu mắc các bệnh về răng miệng cũng rất dễ mắc nguy cơ sinh non, vì thế mẹ hãy đảm bảo vệ sinh và chăm sóc răng miệng cẩn thận mẹ nhé.
- Bất cứ lúc nào phát hiện các cơn gò tử cung bất thường, mẹ đều nên đến thăm khám bác sĩ sản khoa.
Mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé
Ngoài việc chủ động quan sát các dấu hiệu bất thường khi mang thai, thì việc cảm nhận bằng linh tính và sự nhạy bén của một người mẹ cũng rất cần thiết để có thể giúp phòng ngừa sinh non. Vì sinh non quả thật không tốt cho cả mẹ và bé, nên mẹ hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời ngay khi phát hiện bất cứ thay đổi khó chịu nào nhé!
Mẹ cũng lưu ý luôn duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thường xuyên với tần suất nhẹ nhàng để mẹ luôn khỏe và thai nhi phát triển thật tốt. Tiếp tục dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc mẹ và bé thật hay và hữu ích, mẹ nhé!