Mang thai tuần 31, mẹ nặng nề không chỉ vì bụng càng ngày càng lớn, mà còn vì tinh thần căng thẳng do thiếu ngủ, do suy nghĩ nhiều,... Những thay đổi trên cơ thể khi mang thai tuần này vẫn còn một số lưu ý khác mà Con Cưng sẽ liệt kê chi tiết cho mẹ trong bài viết sau. Mẹ tham khảo nhé!
Trong thời gian này, mẹ cần phải thật khỏe mạnh để tạo điều kiện cho thai nhi 31 tuần phát triển tốt nhất. Muốn vậy, mẹ hãy cùng với Con Cưng tìm hiểu về những thay đổi trên cơ thể khi mang thai tuần 31 và những điều cần lưu ý trong tuần thai này mẹ nhé.
Mang thai tuần 31, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?
Mẹ mang thai tuần 31 thường sẽ có cảm giác như tử cung bị siết chặt. Đó có thể là dấu hiệu của cơn gò Braxton Hicks. Cơn gò này thường xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ và không gây đau cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý tần suất xuất hiện của cơn gò này. Nếu chúng xuất hiện thường xuyên khoảng 4 cơn/1 giờ, thì mẹ cần thận trọng. Đặc biệt, mẹ càng phải chú ý hơn khi những cơn co thắt thường đi kèm thêm các triệu chứng như: tiết dịch âm đạo nhiều hơn, dịch nhờn, lỏng hoặc có màu máu,... Bởi đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.
Khi thai 31 tuần, mẹ có thể cảm nhận được những cơn gò
Khi thai nhi 31 tuần, các tuyến sữa ở mẹ đã bắt đầu hoạt động để sinh ra sữa non. Dòng sữa này sẽ cung cấp cho bé một lượng dưỡng chất và calo trong những ngày vừa chào đời. Một số mẹ mang thai tuần 31 có sữa non rất loãng và trông giống như nước, trong khi đó một số mẹ lại đặc hơn và có màu vàng.
Mẹ cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi 31 tuần
Mang thai tuần 31 là mẹ đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Ở giai đoạn này, mẹ có thể gặp phải nguy cơ sinh non. Do đó, mẹ phải thật thận trọng để bé phát triển tốt và an toàn cho đến ngày vượt cạn. Có một số điều cần tránh ở thời điểm này cho đến ngày sinh nở như sau:
- Không được tập những bài tập mạnh hoặc làm việc căng thẳng, quá sức. Tốt nhất, mẹ nên đi bộ nhiều hơn, nhưng chú ý không nên đi quá xa và không mang theo đồ nặng.
- Nếu mẹ bầu có phần nhau thai đóng ở cổ tử cung hay còn gọi là chứng nhau tiền đạo, thì mẹ không nên đi bộ nhiều vì những tác động khi chạy có thể làm mẹ chảy máu. Đặc biệt, đi bộ nhanh còn có thể gây nguy hiểm cho những người có nguy cơ sinh non hay mắc bệnh huyết áp cao.
- Không dùng rượu bia, chất kích thích.
- Mẹ bầu cần kiêng các thực phẩm như: cá sống, thịt nguội, hải sản hun khói,…
- Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc trị mụn, vẩy nến, thuốc huyết áp, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE),...
- Hạn chế đi xa, di chuyển bằng máy bay hay ô tô.
3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động và làm việc nặng
Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng hơn trong quan hệ khi mang thai tuần 31. Với những mẹ có thai kỳ ổn định, việc quan hệ khi mang thai trong thời gian này là bình thường, không cần thiết phải kiêng cử hoàn toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên hoạt động ở mức độ vừa phải, chọn tư thế thoải mái, không chèn ép lên vùng bụng và đặc biệt phải luôn giữ vệ sinh.
Nếu có quan hệ khi mang thai ở tuần 31 và nói chung là vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ hãy sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn nhé. Mẹ có thể chọn bao cao su Sagami miracle Fit, hình xoáy hộp 5 chiếc để mang đến cảm giác chân thật và thoải mái nhất cho cả hai. Song, nếu mẹ nằm trong các trường hợp đặc biệt như: có nguy cơ sinh non, nguy cơ sảy thai cao, mắc bệnh cao huyết áp,... thì mẹ nên hạn chế quan hệ khi mang thai trong tuần 31 này.
Con Cưng vừa liệt kê giúp mẹ những thay đổi trên cơ thể khi mang thai tuần 31 cùng một số lưu ý quan trọng. Hy vọng mẹ ghi nhớ để chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón thai nhi nhé! Mẹ hãy tiếp tục dùng App Con Cưng hoặc truy cập website https://concung.com/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác trong việc chăm sóc mẹ bầu và em bé khỏe mạnh nha!