Mang thai tuần 7 và những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu
03:49PM - Thứ Ba | 30-03-2021
1.1k

Tốc độ phát triển của thai 7 tuần sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các tuần trước. Theo đó, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi khiến mẹ khó chịu, thậm chí là căng thẳng. Nếu mẹ biết trước mọi việc này, Con Cưng tin rằng mẹ sẽ có sự chủ động trong việc chuẩn bị để vượt qua. Chính vì vậy mẹ đừng bỏ qua nội dung bài viết này nhé!

Cùng với các thông tin về sự phát triển nhanh chóng của thai 7 tuần, Con Cưng cũng sẽ chia sẻ thêm những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ trong thời gian này. Các lời khuyên này đã được Con Cưng tổng hợp từ những nguồn uy tín. Mẹ cùng theo dõi ngay nhé.

Thai 7 tuần phát triển như thế nào?

Bước sang tuần thai thứ 7, em bé của mẹ đã có những bước phát triển rất rõ ràng và bứt phá. Mặc dù kích thước của thai nhi vẫn không có nhiều thay đổi so với tuần thứ 6, chiều dài đầu mông lúc này chỉ vào khoảng 1,3cm và nhỏ như một hạt đậu; nhưng thai nhi đã có sự phân bào rõ rệt.

Nếu như ở tuần thai thứ 6, phần xương đuôi của nhiều bé vẫn chưa co lại và biến mất; thì nhìn chung bước sang tuần thai thứ 7, phần xương này đều sẽ biến mất. Ngoài ra, bàn tay và bàn chân sẽ bắt đầu xuất hiện ngón, đồng thời có màng bao quanh. Đặc biệt, hệ thần kinh bắt đầu hình thành một cách sơ khai, từ những tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh để kết nối với nhau. Một điểm phát triển khác của bé nữa là, bé bắt đầu có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến nhánh của phổi. Đây cũng là thời gian hình thành của những bộ phận nhỏ như: tai, lưỡi và chân răng.

Khi thai 7 tuần tuổi, qua siêu âm mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé, dao động từ 90-110/phút. Tuy nhiên do bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa hoàn thiện nên lúc này mẹ chưa thể biết được bé yêu của mình là trai hay gái thông qua kết quả siêu âm.

 

 Thai 7 tuần tuổi bắt đầu có sự phân chia tế bào rõ rệt

 

Những điều mẹ bầu nên làm khi mang thai tuần 7

Điều đầu tiên mẹ cần làm là lên kế hoạch dinh dưỡng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Mang thai tuần 7, thể tích máu buộc phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho bé; nên mẹ sẽ phải tăng gấp đôi hàm lượng sắt để bổ sung vào cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến việc thai nhi chậm phát triển và mẹ cũng rất có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, mẹ cần tích cực bổ sung Acid Folic. Đây là dưỡng chất giúp hình thành ống thần kinh và phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ mẹ cần lưu ý bổ sung. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp khác như: Vitamin B6, B12, Vitamin C và Canxi nữa nhé.

 

 Bổ sung Vitamin và thuốc bổ cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

 

Nếu mẹ gặp tình trạng ốm nghén, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa, hạn chế những món ăn gây khó chịu cho cơ thể. Mẹ có thể đến Con Cưng tìm mua các loại sữa: Sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani, sữa hạt óc chó, Sữa hạt hạnh nhân Almond Breeze - Vị Vanilla 180ml (Lốc 3),... Những loại sữa dễ uống này sẽ giúp mẹ bớt đi phần nào cảm giác ốm nghén. Đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, giúp bé yêu phát triển toàn diện. Để thuận tiện cho mẹ, mẹ có thể dùng App Con Cưng hoặc truy cập website www.concung.com để mua sắm online nhé.

Hơn nữa, mẹ nên dành khoảng 15 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Nếu có thời gian, mẹ nên đăng ký các lớp Yoga cho mẹ bầu để giúp cơ thể thoải mái hơn khi bị ốm nghén nhé.

 

Tập Yoga sẽ khiến cơ thể mẹ mang thai tránh mệt mỏi

 

Đặc biệt, mẹ cần tránh xa tất cả các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,... Bởi đây là những chất rất độc hại cho thai nhi. Nếu mẹ lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ cũng nên chú ý thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi chính xác các chỉ số phát triển ở thai nhi, đồng thời giúp sớm phát hiện và can thiệp kịp thời nếu có những diễn biến bất thường.

Tin Tức Sự Kiện
Close video
5281
Thông báo
Live stream đã kết thúc Tắt Live
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.