1. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi
Như Con Cưng chia sẻ, thời điểm chậm nhất trẻ biết đi là vào lúc trẻ 18 tháng tuổi. Trong trường hợp bé chậm biết đi so với bình thường, thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để kịp thời điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm biết đi mà Con Cưng đã tìm hiểu được từ nhiều tài liệu chia sẻ của các đơn vị bệnh viện lớn. Cụ thể:
. Trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi,... hơn so với giai đoạn phát triển vận động của một đứa trẻ bình thường.
. Trẻ 5 tháng tuổi vẫn chưa nâng đầu lên góc 45 độ so với mặt nền giường/ nền đất/...
. Trẻ 6 tháng không với tay ra phía trước lấy đồ vật.
. Trẻ 12 tháng chưa tự đứng chững một mình được.
Thời điểm chậm nhất trẻ biết đi là vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi (ảnh Internet)
2. Ba mẹ cần làm gì khi con chậm biết đi?
Trẻ từ 9 – 11 tháng đã có thể tập những bước đi đầu tiên nếu được sự trợ giúp từ ba mẹ. Ở thời điểm này, bé cần bám vào ba mẹ hoặc các đồ vật như: thành giường, thành tủ,... để tìm lấy điểm tựa an toàn cho mỗi bước đi. Dựa theo những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm biết đi, ba mẹ hãy tích cực kích thích bé vận động, đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chi tiết về những việc ba mẹ cần làm để khắc phục tình trạng con chậm biết đi đã được Con Cưng tổng hợp cụ thể như sau:
2.1 Kích thích trẻ vận động
- Luyện cho bé đứng: Đứng nhiều sẽ giúp cơ, xương chân của bé thêm rắn khỏe. Đây là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé. Theo đó, ba mẹ có thể cho bé đứng mỗi lúc mặc quần áo cho bé.
- Tạo không gian cho bé tập đi: Ba mẹ có thể đỡ bé đi, hoặc cho bé vịn tay vào bàn ghế. Ba mẹ có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ bé, rồi dần dần thả tay ra khi bé đã tự đi được những bước nhỏ.
- Chuyển động cùng bé: Ba mẹ có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động. Ba mẹ chỉ nên bước từng bước một rồi lại nghỉ và tiếp tục để bé tò mò mà ham thích được đi cùng ba mẹ hơn.
Vận động cùng trẻ không chỉ giúp các cơ xương bé chắc khỏe hơn mà còn gia tăng tình cảm của con với ba mẹ (ảnh Internet)
2.2 Khích lệ tinh thần trẻ
Khi dạy trẻ tập đi, ba mẹ cần khích lệ tinh thần, giao tiếp với bé để bé cảm thấy hứng thú hơn. Để tạo hiệu quả cho phương pháp này, ba mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi mà trẻ yêu thích hoặc khơi gợi sự tò mò trong trẻ. Theo đó, ba mẹ hãy đặt đồ chơi cách xa vị trí đứng của bé và liên tục khuyến khích con tiến đến nơi đặt để món đồ chơi này.
Bé nhất định vì thích mà dùng tay với, mạnh mẽ hơn là trườn, bò, vươn mình về phía đồ chơi,... Song, ba mẹ lưu ý nhé! Không nên để đồ chơi quá xa tầm với của trẻ như thế để tránh gây cảm giác chán nản cho trẻ. Mỗi lần cho trẻ chạm vào đồ chơi, ba mẹ có thể di chuyển đồ chơi ra xa hơn một chút, lặp lại khoảng 2 - 3 lần, tránh lặp lại nhiều lần sẽ khiến trẻ nản và nhàm chán.
Ba mẹ thường xuyên khích lệ tinh thần và giao tiếp với bé để bé cảm thấy hứng thú hơn (ảnh Internet)
2.3 Hạn chế bế trẻ
Việc bế trẻ nhiều sẽ khiến trẻ ý lại vào ba mẹ. Chính tâm lý này sẽ rất có thể khiến trẻ ngại học đi. Do đó, ba mẹ nên hạn chế bế trẻ khi đang dạy trẻ tập đi nhé!
2.4 Rèn luyện sự dẻo dai cho cơ khớp chân
Có một bài tập rèn luyện rất đơn giản mà hiệu quả lại rất cao đó là động tác co duỗi chân tay liên tục. Ba mẹ nên đồng hành cùng trẻ thực hiện nhé! Nhờ thực hiện các thao tác vận động co duỗi chân tay này mà lượng máu đến cơ được tăng cường, đồng thời phản xạ của gân cốt cũng trở nên nhạy bén hơn, tăng khối lượng cơ chân và tăng sức co bóp cơ chân. Từ đó, tình trạng trẻ chậm biết đi được cải thiện.
Ba mẹ đồng hành cùng trẻ thực hiện các động tác co duỗi tay chân giúp các khớp chân tay dẻo dai hơn (ảnh Avakids)
2.5 Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Khi được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối. Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần phải bổ sung đủ cả 4 nhóm chất sau: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đối với các loại vitamin và khoáng chất, ba mẹ tuyệt đối không để thiếu canxi và vitamin D để đảm bảo cho xương khớp bé phát triển chắc khỏe, nhé!
Một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể thiếu sữa. Sữa là thức ăn dinh dưỡng phù hợp nhất với giai đoạn phát triển này. Và trong độ tuổi tập đi, ba mẹ có thể ưu tiên chọn cho bé các dòng sữa như: Sữa Blackmores, Sữa Colosbaby, Sữa Similac, Sữa Enfa, Sữa Meiji,...
Siêu thị mẹ và bé Con Cưng cung cấp các sản phẩm sữa chất lượng, đảm bảo an toàn về nguồn gốc và xuất xứ (ảnh Con Cưng)
Tất cả các sản phẩm sữa này đều có mặt tại hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng. Mua sữa cho bé tại Con Cưng, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ. Để được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp tại Con cưng tư vấn chi tiết hơn về những ưu điểm của mỗi dòng sữa cho bé, ba mẹ có thể đến với shop mẹ & bé gần đây thuộc chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng ở hơn 40 tỉnh thành. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể đặt mua online một cách nhanh chóng thông qua website www.concung.com hoặc qua App Con Cưng.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ chậm biết đi mà Con Cưng đã tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng thông qua nội dung này, ba mẹ sẽ bình tĩnh hơn để có những hướng khắc phục thích hợp và hiệu quả nhé! Con Cưng chúc hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ của ba mẹ sẽ có thật nhiều niềm vui.