Cách phòng tránh các tai nạn xảy ra với trẻ nhỏ trong dịp lễ Tết
01:30PM - Thứ Hai | 19-12-2022
630

Tết là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm, đặc biệt là đối với trẻ em. Song, không ít bé phải nhập viện vì tai nạn ngay chính trong thời điểm này. Phần lớn các tai nạn xảy ra là do sự bất cẩn của ba mẹ. Bởi vậy, để hạn chế tối thiểu những nguy cơ này, ba mẹ cần quan tâm và chăm sóc cẩn thận hơn. Con Cưng đã tổng hợp một số lưu ý giúp phòng tránh những tai nạn thương tích cho bé trong dịp lễ Tết. Ba mẹ tham khảo ngay để cả nhà có thể cùng bé đón Tết một cách vui vẻ và an toàn nhất. 

Các nguyên nhân gây ra tai nạn cho bé 

- Hóc dị vật: Tết là dịp các loại kẹo, hạt được bày sẵn trên bàn. Các bé có thể tự lấy ăn, bỏ vào miệng nuốt, bắt chước người lớn cắn hạt dưa, hạt bí. Nhiều trường hợp bé nuốt, mắc phải các loại hạt này trong đường thở, gây ngạt thở, hoặc gặp một số nguy kịch khác.
- Tai nạn bỏng: Trẻ có thể bị bỏng nước sôi do chạm tay, đụng đổ nồi nước sôi, nồi canh, bình trà đang nấu hay để trên bếp, trên bàn. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bỏng do nhang, đèn dầu, đèn cầy thắp khi cúng hay bị phỏng điện do nghịch phá đèn chớp tắt trang trí. Hoặc, trẻ cũng có thể bị bỏng do bàn ủi. Cụ thể, khi ba mẹ ủi đồ chuẩn bị mặc đi chơi Tết, rồi bất cẩn để bàn ủi đi làm việc khác, trẻ chạy chơi qua sẽ bị ngã, chạm phải gây chấn thương, bỏng.

Trẻ có thể bị bỏng nước sôi do chạm tay, đụng đổ nồi nước sôi, nồi canh, bình trà đang nấu hay để trên bếp, trên bàn.


- Ngạt nước: Các bé nhỏ tuổi dễ gặp phải tai nạn này hơn, nhất là các bé đang trong giai đoạn chập chững đi. Trong lúc ba mẹ bận dọn dẹp và sửa soạn chuẩn bị Tết, các bé có thể đi vào phòng tắm, hoặc ra sân và vô tình ngã xuống ao, hay ngã chúi đầu vào thau, xô đựng đầy nước đã được hứng sẵn để dọn rửa nhà cửa, sân vườn.
- Uống nhầm hóa chất: Ngày Tết, trẻ ở nhà nhiều hơn mọi khi. Vốn hiếu động và tò mò của tuổi nhỏ, trẻ có thể mở nắp các chai nhựa đựng nhiều loại nước khác nhau. Từ đó, trẻ có thể phải đối mặt với các nguy cơ ngộ độc. 
- Một số tai nạn bất ngờ: Những ngày Tết, trẻ thường không được ăn uống nề nếp như ngày thường, hay vừa ăn vừa chơi. Nhiều trường hợp trẻ cầm muỗng, đũa ăn và chạy chơi bị ngã, xốc vào miệng/mũi gây tổn thương vùng hầu họng.

Cách phòng tránh tai nạn thường gặp trong dịp Tết

Việc phòng tránh những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ trong dipk Tết không quá khó khăn, trái lại còn rất đơn giản. Ba mẹ chỉ cần chú ý đến các bé trong mọi sinh hoạt như: ăn uống, vui chơi, đặc biệt là trong lúc đùa giỡn,... Đồng thời, hạn chế cho bé tiếp xúc với những vật dụng, đồ dùng có thể gây ra tai nạn cho trẻ như:
- Tránh cho bé ăn những loại thức ăn dạng hạt, hạn chế không cầm nắm những vật dụng hay đồ chơi có kích thước nhỏ,... để hạn chế nguy hiểm cho đường thở.

Tránh cho bé ăn những loại thức ăn dạng hạt, hạn chế không cầm nắm những vật dụng hay đồ chơi có kích thước nhỏ,... để hạn chế nguy hiểm cho đường thở.


- Không cho trẻ chơi đùa trong khu vực bếp núc, đặc biệt là khi đang chế biến thức ăn. Ba mẹ cần để những loại thức ăn nóng, nước sôi,... ở nơi cao, xa tầm với của trẻ.
- Sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp các vật dụng, đồ dùng cồng kềnh để tránh gây té ngã cho trẻ. Nếu gia đình mình có hành lang hoặc cầu thang, ba mẹ nên làm hàng rào chắn để hạn chế nguy cơ bé có thể vô tình té ngã.
- Để phòng ngừa tình trạng đuối nước, ba mẹ nên làm rào chắn quanh khu vực ao mương và lấp lại những hố để trẻ không bị té ngã trong lúc vui chơi. Còn nếu đưa trẻ đi bơi, ba mẹ không chỉ nên cho trẻ mặc áo phao, mà còn bơi sát bên trẻ. Song, trong thời điểm thời tiết se lạnh khi Tết về, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ bơi để tránh tình trạng bị cảm lạnh. 
- Ba mẹ nên cất các loại hóa chất ở những nơi cao ráo và an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ.

Phương pháp sơ cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn 

Để có thể hạn chế thấp nhất những nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, ba mẹ nên nắm biết những phương pháp sơ cứu. Con Cưng đã tổng hợp một số phương pháp đơn giản mà lại rất hiệu quả như sau:
- Dị vật đường thở: Ba mẹ cần cố gắng tống xuất dị vật ra ngoài. Ví dụ, trẻ dưới 2 tuổi có thể sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực, trẻ 2 tuổi có thể áp dụng phương pháp heimlich. Cụ thể, ba mẹ hãy đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ, rồi nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. Tiếp đó, ba mẹ hãy ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được. 

Trẻ 2 tuổi có thể áp dụng phương pháp heimlich để sơ cứu tống xuất dị vật ra ngoài.


- Trẻ bị bỏng: Ba mẹ tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên trên vết bỏng. Việc cần làm tại thời điểm này là hạ nhiệt ngay chỗ bị bỏng bằng nước lạnh. Sau đó, ba mẹ hãy rửa sạch nếu có vết thương, rồi băng lại bằng vải mềm và chuyển bé đến bệnh viện. 
- Trẻ bị té ngã: Trước tiên, ba mẹ cần dùng khăn sạch đã được nhúng nước lạnh (không dùng nước nóng) chà nhẹ lên vết thương để giảm bớt đau đớn cho bé rồi băng lại. Nếu nghi ngờ trẻ bị trật khớp hoặc gãy xương, thì ba mẹ nên cố định bằng nẹp để xương không bị tổn thương thêm. Sau đó, ba mẹ cần chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
- Trẻ uống nhầm hóa chất: Đối với trường hợp bé bị ngộ độc do uống nhầm hóa chất, ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé nôn ra. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không móc họng con để tránh gây trầy xước, hoặc chảy máu trong họng của con nhé. Để đảm bảo an toàn cho con, ba mẹ nên tranh thủ đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. 

Trên đây là cách phòng tránh các tai nạn thường xảy ra với trẻ trong dịp lễ Tết. Con Cưng hy vọng những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thể hạn chế tối thiểu những nguy cơ có thể xảy ra với bé và gia đình mình sẽ có một cái Tết vui vẻ và thật an toàn nhé. Vẫn còn rất nhiều các thông tin hữu ích khác liên quan đến việc chăm sóc mẹ và bé, ba mẹ có thể tham khảo tại website www.concung.com hoặc App Con Cưng.

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.