Tuyệt chiêu khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm 
10:00AM - Thứ Hai | 14-11-2022
493

Sau 6 tháng đầu tiên bú sữa mẹ, bé đã có thể bắt đầu ăn dặm để có thể được bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Song, không phải đứa trẻ nào cũng nhanh thích nghi với việc ăn dặm. Có khá nhiều bé không chịu ăn dặm, khiến quá trình phát triển của con bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số tuyệt chiêu hữu ích mà Con Cưng đã tổng hợp được để giúp ba mẹ khắc phục được tình trạng này. Tham khảo để có thể áp dụng thành công cho bé nhà mình, ba mẹ nhé!

Vì sao bé không chịu ăn dặm? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để khắc phục được tình trạng bé không chịu ăn dặm, ba mẹ cần nên biết được chính xác được lý do nào đã khiến con không hứng thú với việc ăn dặm đến như vậy. Trong quá trình tổng hợp thông tin, Con Cưng nhận thấy có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau: 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không chịu ăn dặm. (Ảnh: Internet)

Bé chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn mới

Từ lúc mới sinh đến cả khi ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm chính của trẻ. Bé đã quen bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong một thời gian dài nên việc thay đổi thực phẩm và tập nhai khiến nhiều bé cảm thấy khó chịu. Chưa kể, hệ tiêu hóa của trẻ 6 - 12 tháng tuổi vẫn còn non yếu nên có thể sẽ khó "xử lý" kịp vừa sữa, vừa thức ăn dặm. Từ đó dẫn đến tình trạng bé “cự tuyệt” các món ăn và không chịu ăn dặm. 

Do mẹ nấu đồ ăn dặm chưa đúng cách

Nấu đồ ăn dặm cho bé yêu cầu mẹ không chỉ chọn được loại thực phẩm phù hợp, mà còn chế biến đúng cách. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, các thực phẩm mẹ chọn nên đảm bảo độ tươi sống. Khi chế biến, mẹ cần đảm bảo độ nhuyễn, mềm, nhừ để không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ, cũng như không quá thách thức khả năng nhai đang còn rất kém của con. 

Do mẹ không đa dạng các món ăn

Tuy khả năng nhai và hệ tiêu hóa còn non yếu, nhưng vị giác của bé cũng thích sự mới lạ trong các món ăn như người lớn. Nếu mẹ lặp lại một món trong nhiều bữa/ nhiều ngày liên tục, thì bé nhất định sẽ phản ứng không chịu ăn vì cảm giác chán, ngấy. 

Do mẹ nêm gia vị không phù hợp với trẻ ăn dặm

Không chỉ hệ tiêu hóa còn yếu, mà các bộ phận khác của trẻ sơ sinh - bao gồm cả thận cũng còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy, thức ăn dặm của trẻ cần được nêm nếm chuẩn chỉnh, tuyệt đối không quá mặn hay quá ngọt. Khi mẹ nêm "quá tay" sẽ rất có thể gây ra nhiều vấn đề cho thận của bé, đồng thời còn khiến bé không chịu ăn dặm những món mẹ nấu. 

Do món ăn dặm chưa có màu sắc hấp dẫn

Màu sắc món ăn cũng là một trong những yếu tố tạo cảm hứng thích thú cho bé ăn uống. Ở độ tuổi này, trẻ đặc biệt thích những gam màu tươi sáng. Theo đó, mẹ nên chịu khó dành thời gian để trang trí cho món ăn dặm thêm nhiều màu sắc nhé!

Giờ giấc ăn dặm không phù hợp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh nên hạn chế thay đổi liên tục. Sự thay đổi thất thường trong lịch sinh hoạt, bao gồm cả giờ giấc ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ. Tốt nhất các mẹ hãy chú ý điều chỉnh và cố định khung thời gian ăn dặm sao cho phù hợp với các hoạt động khác của con.

Mẹ cần làm gì khi bé không chịu ăn dặm?

Dựa trên những nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm mà Con Cưng đã chia sẻ ở trên, hẳn mẹ có thể thấy việc tìm hiểu cách nấu ăn dặm có vai trò rất quan trọng giúp tạo cảm hứng cho trẻ. Và để mẹ biết mình nên nấu như thế nào để bé chịu ăn dặm, ba mẹ hãy ghi nhớ ngay các tuyệt chiêu sau nhé! 

Mẹ hãy điều chỉnh độ lỏng của cháo sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu hiện tại của bé. (Ảnh: Internet)

Nấu từ loãng đến đặc

Khi bắt đầu nấu cháo cho bé, rất nhiều mẹ quên chưa điều chỉnh độ lỏng sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu hiện tại của bé. Vì thế, các bé không chịu ăn dặm. Để món ăn của mẹ được bé tiếp nhận, mẹ hãy áp dụng ngay tuyệt chiêu bắt đầu từ lỏng đến đặc nhằm giúp bé quen dần mùi vị, cũng như tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa bắt đầu thích nghi nhé!

Nấu từ ít đến nhiều

Khi mới bắt đầu nấu cho bé ăn dặm, mẹ không nên nấu quá nhiều. Bé không chỉ ăn không hết, mà còn có thể cảm thấy ngán, thậm chí lo sợ khi ăn dặm. Tốt nhất bé chỉ nên bắt đầu ăn vài muỗng để quen dần, đồng thời giúp đường ruột của bé thích nghi với các món ăn dặm. Mẹ có thể kiên nhẫn tập cho bé ăn từ 2 - 3 muỗng, rồi tăng dần ⅓ bát, rồi tăng lên nửa bát, ⅔ bát, rồi hết bát. Hành trình này tuy khá vất vả nhưng lại giúp bé không sợ hay chán ăn dặm.

Tạo màu sắc cho món ăn dặm

Trang trí cho các món ăn dặm có nhiều màu sắc tươi sáng là một tuyệt chiêu rất hữu ích gây thích thích cho bé. Với tuyệt chiêu này, bé sẽ trở nên hứng thú hơn với thức ăn dặm mẹ nấu đấy! 

Trang trí cho các món ăn dặm có nhiều màu sắc tươi sáng để bé hứng thú hơn. (Ảnh: Internet)

Nêm từ ngọt đến mặn

Đây là nguyên tắc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ vị giác của trẻ mà còn đến sức khỏe của thận. Trong các loại gia vị, bột ngọt có vị thân thiện với bé nhất. Do vậy, loại gia vị này được nhiều mẹ chọn dùng cho các bữa ăn dặm đầu tiên của con nhằm giúp con ăn nhiều hơn. Song, để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa và thận của bé, mẹ tránh nêm quá nhiều nhé!

Tạo không gian ăn dặm vui vẻ

Không gian vui vẻ tác động rất lớn đến tinh thần của bé, tạo hứng thú cho bé hơn khi ăn dặm. Theo đó, mẹ có thể mở nhạc, hoặc đơn giản chỉ là vỗ tay khen ngợi, cười vui nhiệt tình để khích lệ tinh thần bé trong lúc bé ăn dặm.

Tập cho bé tự ăn dặm

Bé từ 7 - 9 tháng tuổi có thể tự ăn dặm bằng cách bốc. Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé, mẹ nên rửa tay sạch sẽ cho bé trước mỗi bữa ăn dặm. Việc tập cho bé tự ăn ngay những ngày đầu ăn dặm giúp bé phát triển khả năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân từ sớm. 

Bé từ 12 - 18 tháng tuổi đã có khả năng tự ăn. Vì vậy, mẹ có thể tập cho bé cầm muỗng và đừng quên động viên bé tự ăn dặm, cũng như hạn chế làm giúp bé nhé!

Thường xuyên thay đổi món ăn dặm cho bé

Đây là bí quyết rất hiệu quả giúp kích thích con ăn dặm ngon miệng. Việc thường xuyên thay đổi các món ăn dặm còn giúp mẹ tìm ra được món khoái khẩu của bé, đồng thời còn tạo cho bé cơ hội được cảm nhận nhiều hương vị/ nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, tuyệt chiêu này còn giúp bổ sung cho bé đa dạng các dưỡng chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Thường xuyên thay đổi các món ăn dặm sẽ giúp mẹ tìm ra được món khoái khẩu của bé. (Ảnh: Internet)

Cho bé ăn dặm trong khung giờ nhất định

Thường xuyên thay đổi khung giờ ăn dặm của trẻ, nhất là trong những tháng mới bắt đầu ăn dặm sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ kém thích nghi hơn. Ngoài ra, mẹ nên cố định thời lượng cho mỗi bữa ăn nên là bao lâu, tuyệt đối tránh tình trạng kéo dài thời gian của mỗi bữa ăn. Bởi, trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Về lâu, trẻ còn có thể cảm thấy lo lắng và sợ hãi.   

Kết hợp cho bé uống sữa khoảng 500ml/ngày 

Bắt đầu từ thời điểm cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý hơn về liều lượng sữa cho bé bú nhé! Sữa là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều calories. Khi uống quá nhiều sữa, bé sẽ không chịu ăn dặm do quá no. Tốt nhất mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 500ml/ ngày.

Bổ sung thêm vitamin cho bé

Tuyệt chiêu này rất cần được mẹ áp dụng để phòng trường hợp bé nhà mình không chịu ăn dặm, biếng ăn, sợ ăn,... để đảm bảo con vẫn được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết. Hiện tại, hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng quy tụ rất nhiều thương hiệu thực phẩm chức năng chất lượng, giúp bổ sung hàng loạt những vitamin, khoáng chất, dưỡng chất hỗ trợ bé phát triển toàn diện. 

Để chọn được loại vitamin phù hợp với đặc điểm thể trạng của con, mẹ có thể đến ngay với chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng để được tư vấn chi tiết nhé! Mẹ cũng có thể tìm hiểu trước thông tin các sản phẩm tại website www.concung.com hoặc tại App Con Cưng. Tại 2 kênh này, mẹ cũng có thể đặt mua online một cách nhanh chóng và thuận tiện. Chúc mẹ có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại Con Cưng.

Tin Tức Sự Kiện
#
#
Hiện chưa có kết quả phù hợp với tiêu chí của ba mẹ đã chọn.